Làm giàu từ nuôi dúi ở Như Thanh
(TTV) - Với sự nhạy bén trong lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Thắng, thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã làm giàu thành công từ mô hình nuôi dúi. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu nhập 500 triệu đồng từ nuôi dúi và đây cũng được xem là mô hình kinh tế điểm của địa phương để nhân ra diện rộng.
Trước đây, gia đình ông Thắng đã nuôi nhiều loại vật nuôi nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cuối năm 2019, có dịp được thăm trang trại nuôi dúi ở Đăk Lăk, nhận thấy con dúi có giá trị kinh tế cao, có thể phù hợp nuôi tại quê nhà, ông Thắng đã mạnh dạn vay ngân hàng 200 triệu đồng, chuyển đổi chuồng nuôi lợn sang nuôi dúi. Ban đầu, ông mua 15 đôi về nuôi thử nghiệm, thấy hiệu quả nên ông quyết định mở rộng quy mô thêm 3 khu chuồng nuôi.
Để giảm chi phí trong chăn nuôi, ông Thắng tự trồng mía, ngô, tre làm thức ăn cho dúi, học cách nhân giống đàn dúi trên mạng internet, sách vở. Ngoài ra, ông còn chịu khó đi đấu mối bao tiêu sản phẩm với các nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Theo ông Thắng, nuôi dúi có nhiều ưu điểm như ít bệnh tật, ít công chăm sóc,thức ăn đơn giản, giá bán cao từ 45 - 500 nghìn đồng/ kg; trung bình một năm dúi có thể sinh sản 4 lứa, mỗi lứa từ 2-5 con, dúi con nuôi sau 7 tháng có thể bán... Hiện, gia đình ông đã phát triển được hơn 300 dúi mẹ, trung bình mỗi năm bán khoảng gần 1000 con dúi giống và thương phẩm.
Từ hiệu quả chăn nuôi dúi, năm 2022, gia đình ông Thắng đang có kế hoạch cải tạo thêm 2 chuồng nuôi lợn còn lại của gia đình để chuyển đổi sang nuôi dúi thương phẩm. Bên cạnh đó, ông Thắng còn rất tích cực chuyển giao kỹ thuật nuôi dúi cho người dân địa phương cùng phát triển mô hình này.
Hương Hạnh- Quang Phú/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 23.2-TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Diễn đàn doanh nhân: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp
Chiều ngày 04/01, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức diễn đàn doanh nhân số 11, số đặc biệt với chủ đề: Tối ưu hoá nguồn lực trong doanh nghiệp. Chương trình đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hội viên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.