Làm massage, cắt tóc, gội đầu... phải đóng thuế từ 1/8
Từ 1/8/2021, các dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game, may đo, giặt là, cắt tóc, làm đầu... sẽ phải chịu thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Thông tư 40/2021/TT-BTC đã đưa một số ngành nghề, lĩnh vực mới vào diện chịu thuế GTGT và chịu thuế TNCN.
Cụ thể, dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu; dịch vụ sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình có mức thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%.
![]() |
Như vậy, tổng cộng, mức thuế đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ này là 7%.
Ngoài ra, các dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan cũng bị đánh thuế tương tự.
Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị CNTT, viễn thông, quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cũng bị đánh thuế tổng cộng 7%. Đặc biệt, dịch vụ sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình cũng được đưa vào diện chịu thuế GTGT và TNCN.
Thuế suất cao nhất 10% (GTGT 5% và TNCN 5%) thuộc về lĩnh vực cho thuê tài sản gồm cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.
Một số ngành nghề khác như dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách; dịch vụ ăn uống; dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy… sẽ có mức thuế GTGT 3% và thuế TNCN 1,5%...
Bên cạnh đó, Thông tư 40 cũng quy định các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu cơ quan thuế đã quản lý thuế theo phương pháp khoán trước thời điểm hiệu lực của Thông tư số 40/2021/TT-BTC và không có yêu cầu chuyến đổi phương pháp tính thuế thì tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khoán đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
Thông tư số 40/2021/TT-BTC cũng quy định rõ, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN.
Mặt khác, trong thông tư này, Bộ Tài chính đã công bố danh mục ngành nghề tính thuế GTGT và thuế TNCN theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu đối với từng nhóm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cụ thể.
So với quy định hiện hành, Thông tư số 40/2021/TT-BTC đã bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng. Các đối tượng này gồm:
- Hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Người cho thuê tài sản; Người chuyển nhượng tên miền ".vn";
- Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân; Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;
- Doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập trực tiếp cho cá nhân ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
Anh Tuấn/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.