Lần đầu tiên chó ra đời nhờ phương pháp biến đổi gen kết hợp với nhân bản
Các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 và nhân bản trên loài chó, sinh ra chó con không có các gen gây bệnh, cải thiện khả năng nhận thức và thể chất.

Một cặp chó con được sinh ra từ phương pháp biến đổi gen và nhân bản (Ảnh: Okjae Koo).
Bằng cách kết hợp chỉnh sửa gen với nhân bản soma bằng chuyển giao hạt nhân, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã lần đầu tiên sinh ra những chú chó có gen được chỉnh sửa ổn định hơn và trải đều hơn từ thế hệ đầu tiên.
Kỹ thuật này có thể hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ các bệnh di truyền ở các giống chó thuần chủng, cho phép phát triển các phương pháp điều trị có mục tiêu và chính xác hơn.
Nhưng giới hạn của việc này vẫn còn ít được biết đến và có thể gây ra các vấn đề đạo đức cho những người bảo vệ quyền động vật.
Gần 36.000 năm trước, con người bắt đầu thuần hóa chó sói (Canis lupus), từ đó hầu hết các giống chó ngày nay đều là hậu duệ của loài sói (trừ một vài trường hợp ngoại lệ), bao gồm cả chó nhà (Canis lupus Familris).
Do đó, quá trình thuần hóa hàng nghìn năm của loài sói, bộ gen của nó đã dần dần sửa đổi để dần dần thích nghi với nhu cầu và sở thích của con người.
Sự tiến hóa này sẽ diễn ra thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên, hoặc từ sự di cư của con người - các giống chó thuần hóa có thể đã lai và trộn lẫn trên khắp các lục địa.
Và ngày nay, con người dường như muốn ảnh hưởng đến sự tiến hóa di truyền này một cách triệt để hơn nhờ vào công nghệ sinh học. Và các nhà nghiên cứu từ công ty Hàn Quốc ToolGen đã lần đầu tiên kết hợp công nghệ CRISPR-Cas9 và nhân bản để sinh ra hai chú chó con khỏe mạnh.
Công nghệ chính xác, rẻ tiền này đã truyền cảm hứng cho nhiều công ty trên thế giới thử nghiệm các giống chó mới hoặc "hồi sinh" thú cưng của những khách hàng giàu có.
Ưu điểm của nó là loại bỏ các gen gây ra bệnh tật, hoặc cải thiện khả năng nhận thức và thể chất.
Liangxue Lai, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm trọng điểm sinh học tái sinh thuộc Viện Y sinh và Sức khỏe Quảng Châu, Trung Quốc cho biết: "Những đặc điểm thuận lợi do chỉnh sửa gen có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có thể nhân giống một số lượng lớn chó biến đổi gen, chúng có thể được bán trên thị trường".
Đối với nhân bản soma bằng chuyển giao hạt nhân, nó đã được sử dụng trên chó ở Hàn Quốc, để tạo ra một con chó săn Afghanistan đen và trắng. Được đặt tên là Snuppy, con chó săn xám được sinh ra từ tế bào da của tai cha kết hợp với trứng của một con cái thay thế.
Ưu điểm của hai kỹ thuật kết hợp
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã kết hợp thành công kỹ thuật nhân bản này với chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9. Điều đó, giúp các nhà khoa học không cần lai tạo để các gen mong muốn được biểu hiện đầy đủ.
Ưu điểm chính của phương pháp mới chính là khả năng loại bỏ các đột biến gen bệnh lý ở chó thuần chủng. Trong thực tế, sự thiếu đa dạng di truyền thường dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên hơn của các đột biến lặn về kiểu hình.
Do đó, kỹ thuật của ToolGen có thể sửa đổi những gen này mà không có nguy cơ làm thay đổi các đặc điểm khác và bảo tồn sự thuần khiết của giống chó.
Công nghệ này cũng có thể đóng góp vào việc bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học, bằng cách áp dụng nó cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Hai chú chó được sinh ra bằng kỹ thuật chỉnh sửa gen và nhân bản không có biểu hiện bất thường nào (Ảnh: L'entrepreneur).
Vì sự tồn tại của giống loài, những loài động vật này thường bị buộc phải sinh sản giữa những họ hàng gần. Do số lượng hoặc lãnh thổ của chúng quá hạn chế dẫn đến việc giao phối cận huyết, gây nên việc xuất hiện thường xuyên hơn của các bệnh lý di truyền, tạo thành một mối đe dọa bổ sung đối với sự tồn tại của các loài.
Công nghệ này có khả năng khắc phục và giảm bớt vấn đề, bằng cách loại bỏ các đột biến gây bệnh. Trong các thí nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu đã lấy các tế bào da nơi gây ra đột biến gen DJ-1 để ngăn chặn sự biểu hiện của protein mà nó mã hóa.
Gen này đặc biệt có liên quan đến các bệnh khác nhau, chẳng hạn như Parkinson. Các gen khác cũng đã được thêm vào, bao gồm một gen biểu hiện một protein huỳnh quang màu xanh lá cây để tạo điều kiện theo dõi các tế bào đã được biến đổi thành công.
Để chuyển nhân, các tế bào được đặt gần trứng mà từ đó DNA đã bị loại bỏ trước đó. Các tế bào và trứng sau đó được hợp nhất với nhau nhờ các xung điện được đưa vào môi trường của chúng và 68 phôi thu được đã cấy vào sáu con cái thay thế.
Theo các chuyên gia, thí nghiệm này đã sinh hai con chó con, hiện đã được 22 tháng tuổi và không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, vì các bệnh do DJ-1 gây ra có liên quan đến tuổi tác, nên chó có thể phát triển các bệnh lý theo độ tuổi.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, những con vật này sẽ chỉ được sử dụng để nghiên cứu y tế. Hơn nữa, loại thử nghiệm này vẫn còn là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận về đạo đức.
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMC Biotechnology.
Đoàn Trung Nam/Báo Dân trí

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.