Lan tỏa cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí về phòng chống thiên tai"
Cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí về phòng chống thiên tai” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức đã tạo sân chơi ngoại khóa bổ ích, sáng tạo cho học sinh khối THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thông qua việc tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự tin thuyết trình và các kỹ năng quay, dựng video đã giúp các em học sinh tăng cường hiểu biết kiến thức về phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cuộc thi đã được các em khối THCS tích cực hưởng ứng.
Lên ý tưởng, viết kịch bản, quay dựng video... là công việc mỗi ngày của phóng viên, Biên tập viên, MC truyền hình. Thế nhưng đối với các em học sinh thì đây lại là những trải nghiệm khá thú vị và mới mẻ. Để thực hiện cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí về phòng, chống thiên tai", các em đã vào vai của những phóng viên thực thụ và nghiêm túc. Nhiều em cũng đã gặp không ít khăn trong quá trình thực hiện video, clip dự thi như: lựa chọn thông tin, hình ảnh minh họa, cách thức triển khai, nội dung thuyết trình… nhưng các em đã hỏi thầy, hỏi bạn, tham khảo người thân, tra cứu thông tin qua mạng để hoàn thành tốt nhất tác phẩm của mình.
Em Phạm Hải Anh, Lớp 8A, trường THCS Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Khi thực hiện bài thi em đã học được kỹ năng quay và dựng video. Giúp em mạnh dạn, tự tin hơn. Em đã cố gắng hoàn thành tốt bài thi của mình".
Em Đặng Huy Tuấn, Lớp 7C, trường THCS Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Em hiểu được tác hại của biến đổi khí hậu thông qua cuộc thi này. Và em cũng nhận thức được mình phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trồng cây xanh và bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu những tác động mà biến đổi khí hậu gây ra".
Cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí về phòng chống thiên tai" do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức. Đây là sân chơi bổ ích, sáng tạo dành cho học sinh THCS từ 11 - 15 tuổi trên toàn quốc, thông qua việc tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự tin thuyết trình, các kỹ năng quay dựng video và tăng cường kiến thức phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại trường THCS Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, ngay sau khi phát động, cuộc thi đã được các em học sinh tích cực tham gia, tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi ở tất cả các khối lớp. Hầu hết các phóng viên nhí tham gia dự thi đều là những học sinh ưu tú, có nhiều năng khiếu, đặc biệt là có niềm yêu thích, đam mê với công việc làm phóng viên, biên tập viên, MC truyền hình. Vì vậy, các tác phẩm dự thi đều được các em đầu tư công phu từ ý tưởng kịch bản đến cách thức quay, dựng, sử dụng hình ảnh, tư liệu minh họa phù hợp.
Cô giáo Phạm Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THCS Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Sau khi phát động cuộc thi và được các em hưởng ứng rất tích cực. Cuộc thi không chỉ giúp các em tự tin hơn mà còn rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường".
Để tham dự cuộc thi, các em học sinh phải xây dựng bản tin hoặc phóng sự thể hiện một trong các nội dung như: Thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu thể hiện qua góc nhìn của trẻ em, góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và hành động của trẻ em, gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai. Phản ánh diễn biến tình hình, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến đời sống sinh hoạt tại nơi mình sinh sống; đồng thời khuyến cáo, hướng dẫn biện pháp ứng phó, kỹ năng phòng chống thiên tai tới trẻ em, những người xung quanh và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp, sáng kiến góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, kêu gọi hành động nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; các ý tưởng sáng tạo khác liên quan đến phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, phù hợp, sát với thực tế thiên tai tại địa phương sinh sống. Các em tham gia bài thi phải dẫn trực tiếp (có ghi hình, thu âm trực tiếp) ít nhất 20 giây trong video.
Em Nguyễn Khuê Anh, Lớp 7A3, trường THCS Minh Khai, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình làm bài thi em cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là việc lựa chọn video hình ảnh. Trong khi thực hiện bài thi chúng em cũng có khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên chúng em cũng đã ngồi lại với nhau, bàn bạc, thảo luận để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất".
Cô giáo Tống Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng trường THCS Minh Khai, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Cuộc thi này có ý nghĩa vô cùng to lớn, các em không chỉ rèn kỹ năng về làm phóng viên mà còn nắm bắt được tình hình bão lũ hiện nay cũng như có những kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay".
Cuộc thi "Một ngày làm phóng viên nhí về phòng chống thiên tai" đã khép lại nhưng đối với các em đây là sân chơi có ý nghĩa giáo dục rất lớn, giúp các em rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự tin trước ống kính cũng như sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập và đặc biệt là những kiến thức, kỹ năng về biến đổi khí hậu và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trong tình hình hiện nay.
Chương trình trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ”
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Star City đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức chương trình học tập trải nghiệm “Hành trình ký ức – truyền lửa thế hệ” cho học sinh khối 4,5.
Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc
Việc đẩy mạnh tuyên truyền và phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Qua nhiều hình thức truyền thông và giáo dục, tình trạng học sinh hút thuốc ngày càng giảm, đồng thời mô hình trường học không khói thuốc được hình thành.
Thanh Hoá còn hơn 1000 giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá còn 1.004 cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 2,34%. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định 71 ngày 30/6/2020 của Chính phủ, thời gian qua, ngành giáo dục Thanh Hoá đã tích cực vận động giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Dạy học ngôn ngữ: Xu hướng đổi mới và ứng dụng
Sáng ngày 21/12, trường Đại học Hồng Đức phối hợp với trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp và Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề "Dạy học ngôn ngữ: xu hướng đổi mới và ứng dụng".
Chung kết cuộc thi “ Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu”
Sáng ngày 21/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Chung kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo về chuyển đổi số cho thích ứng biến đổi khí hậu" và trao giải cho các đội. Cuộc thi do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ.
Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khoá kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cán bộ, giáo viên và học sinh thêm hiểu, tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.