Lan toả phong trào thi đua trong công đoàn ngành Giáo dục
Thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thời gian qua, công đoàn ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh các phong trào thi đua trong toàn ngành. Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương, tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đổi mới toàn diện giáo dục – đào tạo của tỉnh Thanh Hóa.
Để thực hiện Nghị quyết các về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Trên cơ sở định hướng, mục tiêu của Ngành giáo dục, Công đoàn ngành giáo dục đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa phát động các phong trào thi đua gắn mới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Công tác triển khai các phong trào thi đua dược công đoàn ngành chú trọng với nhiều hình thức, được tất cả các đơn vị, trường học hưởng ứng.
Một trong những phong trào thi đua đang có sức lan tỏa sâu rộng được đông đảo các trường học trong trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hưởng ứng tích cực đó là phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc". Để tổ chức phong trào này, Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa đã phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch, xây dựng các tiêu chí và chỉ đạo thực hiện.Ba tiêu chí quan trọng cốt lõi của phong trào là xây dựng môi trường học đường với tình yêu thương, sự an toàn và tôn trọng, giúp học sinh cảm nhận "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hoá nhưng những năm trước, trường trung học cơ sở Cù Chính Lan có chất lượng giáo dục thấp, chưa thu hút được học sinh trên địa bàn. Phong trào xây dựng "trường học hạnh phúc"đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo những thay đổi đột phá trong dạy và học của nhà trường.Mỗi giáo viên đều chú trọng đến phong cách, phương pháp sư phạm, làm sao để mỗi thầy giáo, cô giáo trở thành chỗ dựa tinh thần cho học sinh. Không chỉ đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng khởi, hấp dẫn học sinh, các thầy cô giáo còn nỗ lực biến môi trường học đường trở thành nơi các em được chăm sóc, được vui chơi an toàn, giải trí lành mạnh, tự do thể hiện tư duy, phát triển năng lực cá nhân và sự sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi.
Thầy giáo Dương Minh Anh, Hiệu trưởng trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Em Lê Viết Minh, Học sinh lớp 6H, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, 100% trường học các cấp từ mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng trường học hạnh phúc. Công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa được Công đoàn giáo dục Việt Nam đánh giá là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc xây dựng mô hình "Trường học hạnh phúc" và đã được lựa chọn để nhân rộng cách làm mới hiệu quả và sáng tạo trong cả nước.
Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc, công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn tập trung triển khai sâu rộng và thực chất các phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt", "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" gắn với phong trào thi đua "Cán bộ, giáo viên, người lao động ngành Giáo dục chungsức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng". "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm","Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, trường trung học cơ sở Lê Hữu Lập huyện Hậu Lộc là một tấm gương nhà giáo điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" toàn tỉnh. Hơn 20 nămgắn bó với nghề giáo, cô luôn có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học để truyền cảm hứng cho học sinh. Trong đó, đề tài sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng Học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ văn 9 tại Trường Trung học cơ sở Lê Hữu Lập" không chỉ được vận dụng khi ôn luyện học sinh môn Ngữ văn 9 mà còn có thể vận dụng ở các khối lớp 6, 7, 8 ở bậc Trung học cơ sở và được nhiều trường học trong tỉnh áp dụng. Dù trong giờ học hay ngoài giờ học, cô luôn gần gũi với học sinh, giúp các em nhận ra giá trị của bản thân mình, phát hiện và bồi dưỡng năng lực cho các em học sinh có năng khiếu.
Trước những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của giáo dục- đào tạo, các nhà trường trên địa bàn Thanh Hóa đều nỗ lực tạo sự thay tích cực từ nề nếp, tác phong dạy và học đến chất lượng giáo dục. Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng và trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các công đoàn cơ sở, trường học.

Hưởng ứng các phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo, trường Trung học phổ thông Chu Văn An, thành phố Sầm Sơn đã tập trung tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Các giáo viên chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống tốt đẹp, Phát triển khả năng sáng tạo, tự học ở học sinh. Bên cạnh đó, trường từng bước trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhất là đầu tư về công nghệ thông tin; đẩy nhanh chuyển đối số trong giáo dục và đào tạo.Những cuộc vận động và phong trào thi đua lớn đã thực sự có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn của trường Trung học phổ thông Chu Văn An.
Cô giáo Đỗ Thị Hoa, Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Từ phong trào thi đua "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", trong ngành giáo dục đào tạo Thanh Hóa đã có hàng nghìn giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong dạy và học. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có hơn 13.000 sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên được ghi nhận . Nhiều giáo viên đã tự làm mô hình học tập trực quan, sinh động.
Với niềm đam mê, sáng tạo, cô Vũ Thị Quyền, giáo viên dạy toán trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc cùng nhóm học sinh của nhà trường đã miệt mài nghiên cứu và sáng chế thành công Robot thông minh giúp học sinh tiếp cận với chế tạo Robot sớm hơn.

Thông qua các phong trào thi đua,trong ngành giáo dục Thanh Hóa đã có nhiều tập thể điển hình được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương ghi nhận, biểu dương, khen thưởng. Hằng năm, có hàng nghìn lượt giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Toàn tỉnh có gần 500 giáo viên giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Đến nay, các trường học trên địa bàn Thanh Hóa đã thành lập được 687 nhóm "Nhà giáo cùng nhau phát triển". Việc tổ chức tốt các phong trào thi đua trong công đoàn ngành giáo dục đã tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, thúc đẩy cán bộ, giáo viên, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục duy trì, chất lượng đại trà có bước tiến vượt bậc.
Trong thời gian tới, công đoàn ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo tổ chức tốt các phong trào thi đua, góp phần vào phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong đó phấn đấu 100% nhà giáo đạt trình độ chuẩn; 50% nhà giáo trở lên đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn. 90% các trường học đạt tiêu chí trường học hạnh phúc.

Bằng nhiệt huyết và lòng đam mê nghề nghiệp, những cán bộ, giáo viên ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã và đang không ngừng tìm tòi học hỏi, miệt mài thi đua lao động sáng tạo hướng tới một điều giản dị và cao quý : tất cả vì học sinh thân yêu.

Phát huy truyền thống ngôi trường mang tên người thầy Lê Xuân Lan
Trường Tiểu học Lê Xuân Lan, đứng chân trên địa bàn xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá ra đời năm 1923 với tên gọi ban đầu là trường Sơ học Pháp Việt – Tổng Ngọc Chuế. Đến tháng 8/2010, trường được mang tên danh nhân Lê Xuân Lan – Là một nhà cách mạng, một một nhà giáo mẫu mực của quê hương Hoằng Hóa. Trải qua 100 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường đã chắp cánh tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn và ươm mầm tài năng cho nhiều thế hệ học trò nơi đây, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp trồng người và đổi mới quê hương đất nước.

Sự học nơi bản nghèo
Mường Lát là huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và thuộc nhóm nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 50%. Nhiều em nhỏ nơi đây, dù rất khao khát cái chữ, nhưng vẫn có thể bị nghỉ học bất cứ lúc nào. Với mong muốn chung tay nối dài sự học của các em nhỏ nơi đây, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ để các em được tiếp tục tới lớp. Dẫu hành trình này vẫn còn dài với lắm gian truân, nhưng trước mắt, các em vẫn được tới lớp, nuôi những ước mơ về một ngày mai xây dựng quê hương thoát nghèo.

Xung quanh dự thảo trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các các cơ sở giáo dục phổ thông. Điểm mới của dự thảo chính là chuyển Hội đồng lựa chọn sách từ các UBND tỉnh, thành phố về các cơ sở giáo dục phổ thông và quyền lựa chọn, quyết định sách giáo khoa hoàn toàn phụ thuộc vào các giáo viên. Điều này đang nhận được sự quan tâm của các giáo viên và nhà trường.

Từ 2025, thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn, không bắt buộc thi Ngoại ngữ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Tăng cường học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng
Nhằm giáo dục lòng yêu nước và tăng cường vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử cho các em học sinh, sinh viên, những năm qua, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng.

Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa tọa đàm, gặp mặt các lưu học sinh Lào
Nhân dịp 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023), chiều ngày 28/11, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm, gặp mặt và giao lưu với đại diện các sinh viên Lào đang học tập tại trường: Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa - Thể thao&Du lịch và Cao đẳng y tế Thanh Hóa. Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa dự.

Phát triển giáo dục ngoài công lập khu vực nông thôn
Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục công lập, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở các cấp học. Do đó, hệ thống giáo dục ngoài công lập đã và đang phát triển mạnh ở một số huyện trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hóa loại hình đào tạo khu vực nông thôn.

Bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước
Sáng 24/11, Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm Trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước.

Hành trình 10 năm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều phương diện, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, tiếp tục bồi đắp thêm truyền thống hiếu học và học giỏi của xứ Thanh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), chiều 20/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo. Cùng tham gia có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên ban Thường vụ, trưởng ban Dân Vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh; Mai Xuân Liêm, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.