ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phong trào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, phong trào khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bằng sức trẻ, ý chí nghị lực, nhiều đoàn viên, thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã và đang lựa chọn con đường khởi nghiệp từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Họ dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi đam mê, vượt qua khó khăn trở ngại và hiện nay nhiều thanh niên đã bắt đầu "hái quả ngọt" trên vùng đất khó.

Cẩm Thơ – Đăng Tuyển – Thanh Sơn

21/04/2024 22:14

Gần 10 năm qua, cụm từ "khởi nghiệp" trở nên phổ biến với thanh niên cả nước. Và tinh thần "khởi nghiệp" ấy cũng đã lan tỏa đến nhiều bản làng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, mang đến khát vọng vươn lên, thay đổi cuộc sống của nhiều thanh niên.

Xuất thân trong gia đình thuần nông, Hà Việt Huy ở huyện Thường Xuân thấu hiểu được nổi vất vả của cha mẹ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà thu nhập không cao. Vì vậy anh luôn trăn trở làm sao để thoát nghèo, làm thế nào để kinh tế gia đình khấm khá hơn. Năm 2021, khi đang học Đại học luật Hà Nội, đúng đợt Covid -19 phải học online ở nhà, Huy đã lên mạng internet tìm tòi, học hỏi về các loại giống cây trồng mới để đưa về trồng tại mảnh đất của gia đình. Sau thời gian tìm hiểu, hỏi ý kiến chuyên gia, Huy đã mạnh dạn đầu tư trồng 0,7 ha nho. 

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Qua rất nhiều công chăm sóc, rút kinh nghiệm, đến nay, diện tích trồng nho của gia đình Huy đã ổn định với 1.200 gốc nho đen và 200 gốc nho mẫu đơn. Anh Hà Việt Huy, thôn Xuân Minh 1, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân cho biết: "Tôi thấy giống nho này tốt và phù hợp với khí hậu đất Bắc cho nên tôi đã đem giống nho này về trồng trên đất Xuất Cao của mình. Đầu tiên trồng cây này cũng khó khăn, nhưng cũng được sự ủng hộ gia đình và Đoàn Thanh niên cho nên tôi cũng ổn định hơn về giống này".

Tuổi thơ gắn liền với cây tre, cây luồng, bởi vậy ước mơ làm giàu từ cây trồng này của anh Lê Văn Thành ở huyện Như Xuân đã lớn dần theo năm tháng. Sau nhiều năm bôn ba làm ăn xa quê, Thành quyết định trở về địa phương khởi nghiệp và tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây tre, cây luồng. Ban đầu, với niềm đam mê sáng tạo, anh tự mày mò làm bàn ghế, các đồ dùng trong gia đình từ tre, luồng, gốc tre để sử dụng. Qua thời gian tìm tòi, học hỏi, đến năm 2012 anh quyết định mở xưởng sản xuất các đồ mây tre nan. 

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Đến nay xưởng có 10 lao động là đoàn viên thanh niên trong thôn làm việc thường xuyên và 25 lao động tuổi từ 55 đến 60 tuổi sản xuất tại hộ gia đình, mức lương trung bình từ 4 - 8 triệu đồng. Sản phẩm làm ra được anh Thành quảng bá trên trang Facebook và Youtube, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Anh Lê Văn Thành, thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân cho biết: "Sản xuất các cái đồ nội thất có thể tận dụng được tất cả các oại cây tre luồng từ nhỏ cho đến lớn, còn thương lái họ mua sản phẩm luồng từ 5m đến 6m trở lên thôi, còn lại sản phẩm luồng nhỏ chỉ có làm củi đốt thôi, cho nên tôi cũng nghiên cứu các sản phẩm nội thất dùng đến các loại luồng tre nhỏ và tiếp cận với khách hàng".

Xác định khởi nghiệp, lập nghiệp là sứ mệnh quan trọng nhất của thanh niên thời đại mới, chị Lê Thị Liên ở huyện Ngọc Lặc đã trăn trở rất nhiều trong tìm tòi hướng đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi. Sau thời gian tìm hiểu, chị đã quyết định mở trang trại chăn nuôi chim bồ câu pháp. Ban đầu khởi nghiệp gặp không ít khó khăn do nguồn vốn, kinh nghiệm chăn nuôi, nhưng chị Liên vẫn không nản lòng, quyết tâm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những người chăn nuôi lâu năm. Đến nay, tổng thu nhập từ chăn nuôi chim bồ câu pháp hàng năm của chị đạt hơn 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận mang lại 680 triệu đồng, tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên. Chị Lê Thị Liên, thôn Lưu Phúc, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc cho biết: "Trước đây đi làm ăn xa, cũng đi làm khắp nơi, bây giờ nghỉ về quê hương lập nghiệp vừa tạo điều kiện kinh tế vừa ở nhà, hiện thu nhập của tôi cũng khoảng tầm từ 40 -  45 triệu 1 tháng".

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 3.

Câu chuyện khởi nghiệp từ những vùng đât khó của các bạn trẻ như Hà Việt Huy, Lê Văn Thành, Lê Thị Liên là một hành trình đi ngược với làn sóng di cư đến các thành phố lớn của nhiều thanh niên tại các nông thôn, miền núi. "Đi ngược" nhưng lại "thuận" tự nhiên trong phát huy chính vốn liếng tiềm năng là đất đai, là tài nguyên trên chính quê hương mình. Những mô hình, sản phẩm mà các bạn trẻ khởi tạo trên quê nhà đã và đang giúp phát triển kinh tế cho gia đình, cũng như đóng góp cho cộng đồng. Ông Vi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Đa phần các thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều mạnh dạn khởi nghiệp dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đã có rất nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và tạo sinh kế cho Nhân dân. Không chỉ hăng hái sản xuất kinh doanh, các bạn trẻ còn tích cực truyền nghề, hướng dẫn cho các bạn đoàn viên thanh niên đến tham quan học hỏi tạo phong trào khí thế chung cho phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 4.

Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã chỉ đạo cơ sở tăng cường phối hợp, tổ chức các diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo các sở ban ngành, lãnh đạo địa phương với thanh niên để giải đáp những băn khoăn, vướng mắc của thanh niên, có các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp. Qua đó tiếp thêm động lực cho thanh niên thực hiện hý tưởng, mong muốn khởi nghiệp.

Chị Bùi Thị Huệ, Phó Bí thư Huyện đoàn Như Xuân cho biết: "Năm 2023 chúng tôi đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Xuân xuân tổ chức giải ngân được hơn 700 triệu đồng và năm 2024, đầu năm vừa rồi cũng đã giải ngân 300 triệu đồng, đó là riêng vốn khởi nghiệp của tổ chức đoàn, còn về phối hợp với Ngân hàng chính sách để quản lý dư nợ ủy thác thì hiện nay chúng tôi đã có tổng dư nợ do tổ chức đoàn quản lý là hơn 80 tỷ đồng".

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 5.

Tại địa bàn huyện Bá Thước đã có nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp thành công, chủ yếu là đầu tư vào trang trại, gia trại, trồng cây ăn quả, làm du lịch cộng đồng. Xác định việc trang bị kiến thức cho người dân, thanh niên trên địa bàn là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm nghèo, huyện đoàn đã tuyên truyền đến đoàn viên thanh niên các chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, giúp thanh niên trên địa bàn tiếp cận hiệu quả nhiều nguồn vốn vay, hỗ trợ thanh niên tham gia nhiều chương trình tập huấn. Từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Chị Hà Thị Dung, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước cho biết: "Đoàn xã thường xuyên tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên các chương trình vốn vay. Đoàn xã cũng luôn khuyến khích và vận động thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương. Có một số mô hình thanh niên tiêu biểu, đoàn xã cũng thường xuyên có buổi đến thăm để đoàn viên thăm quan, trải nghiệm".

Để khuyến khích thanh niên có ý tưởng xây dựng các mô hình kinh tế, ươm mầm, thúc đẩy những ý tưởng có tính khả thi, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2022". Đến nay, đã có 11 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp được tổ chức thành công và nhận được hơn 2.000 ý tưởng đăng ký tham gia, trong đó có nhiều ý tưởng của các thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp của thanh niên vùng dân tộc thiểu số- Ảnh 6.

Từ thành công của cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên", Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn 4 ý tưởng tham gia cuộc thi techfest khu vực Bắc Trung Bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức và có 1 ý tưởng đạt giải triển vọng tại cuộc thi; lựa chọn các ý tưởng khả thi tham gia các cuộc thi khởi nghiệp do Trung ương Đoàn tổ chức.

Năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức cuộc thi "Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa". Trong số 10 dự án xuất sắc nhất được chọn tham gia vòng Chung kết "Thăng hoa ý tưởng" ở các huyện miền núi có nhóm tác giả Trịnh Thị Hải Yến, Cao Thùy Dương, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân với dự án "Ứng dụng kinh tế tuần hoàn để xây dựng hệ sinh thái ong rừng vui vẻ tại thung lũng ong Karubee"; tác giả Trần Thị Mai, huyện Thạch Thành với ý tưởng "Thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai"… Thông qua các cuộc thi không chỉ thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, khát vọng làm giàu chính đáng của đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh mà còn góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân trẻ tương lai. Chị Hà Thị Sâm, thôn Bầm, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước chia sẻ: "Tôi đã quyết định là mở homestay tại chính mảnh đất của gia đình. Bước đầu cũng rất khó khăn, khi mở homestay, chúng tôi cũng phải đi làm và học hỏi rất nhiều các khu resort trong thời gian làm việc và chúng tôi cũng đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm, cũng mong muốn những người trẻ, những người thanh niên đang có sức khỏe và đang có động lực luôn luôn học hỏi và tìm tòi về để tự mình phát triển".

Khởi nghiệp đang là phong trào nhận được sự quan tâm của thế hệ trẻ và thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những ý tưởng, dự án của thanh niên đã và đang đóng góp tích cực thay đổi tư duy, nhận thức của người dân miền núi, vùng sâu vùng xa trong phát triển kinh tế – xã hội..

Nguồn: Phóngsự phát sóng ngày 19/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.