Lang Chánh phát triển diện tích luồng nguyên liệu
Những năm qua, cây luồng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân miền núi Thanh Hóa nói chung và huyện Lang Chánh nói riêng. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác măng và luồng tùy tiện, không chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên rừng luồng nhiều nơi bị thoái hóa, chất lượng giảm sút. Để gìn giữ, phát triển diện tích luồng nguyên liệu một cách bền vững, thời gian gần đây Lang Chánh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng cải tạo giống, tăng cường chăm sóc và bón phân cho cây luồng.
Là một trong bảy huyện nằm trong quy hoạch vùng luồng thâm canh theo Quyết định 502 ngày 23/2/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2020, Lang Chánh được quy hoạch phát triển rừng luồng tập trung với quy mô 9.235 ha, trong đó diện tích cần phục tráng hơn 2.000 ha, thâm canh 5.000 ha.

Triển khai quyết định trên, UBND huyện Lang Chánh đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường cán bộ về các thôn, bản phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển rừng luồng thâm canh, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng rừng luồng cho người dân. Các hộ tham gia được hỗ trợ kinh phí mua phân bón trong 2 năm đầu thâm canh phục tráng rừng luồng với mức 2 triệu đồng/ha/năm, hỗ trợ nâng cấp, làm mới với mức 230 triệu đồng/1km đường lâm nghiệp.
Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh
Thực hiện Quyết định 502 của tỉnh, đến hết năm 2020, Lang Chánh đã trồng được trên 13 nghìn ha luồng nguyên liệu, vượt kế hoạch đề ra, thâm canh đạt hơn 5.000 ha và làm mới được một số tuyến đường lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho công tác chăm sóc, khai thác, vận chuyển lâm sản đi tiêu thụ, giảm chi phí nhân công. Từ năm 2020 đến nay, huyện vẫn duy trì ổn định diện tích luồng nguyên liệu. Toàn huyện đã có trên 2.000 ha luồng được Tổ chức Quản lý rừng bền vững Quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), góp phần quan trọng để cây luồng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả và đầu ra. Trên địa bàn huyện có 14 công ty, hợp tác xã và các cơ sở thu mua, chế biến các mặt hàng từ luồng như đũa, giấy, ván sàn… Tuy nhiên, do nguồn kinh phí đầu tư làm đường giao thông nội vùng giải ngân chậm, công tác giải phóng mặt bằng chưa được triển khai kịp thời nên việc làm mới đường lâm sinh và phục tráng rừng luồng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Ông Đinh Quốc Dũng, Phó Giám đốc Công ty Bamboo KingVina, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đầu tư vào huyện Lang Chánh nhà máy chế biến luồng và đã thu mua ổn định cho người dân, tuy nhiên về lâu dài cũng rất mong được quan tâm đưa giống mới vào trồng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ". Bà Lưu Thị Dung, Thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Đối với cây luồng, chúng tôi được hỗ trợ tập huấn, bón phân. Tuy nhiên gần đây có một số diện tích bị suy thoái, rất mong được quan tâm thay đổi giống chất lượng, nâng cao sản lượng".
Thực tế cho thấy, rừng luồng được phục tráng thì năng suất, chất lượng nâng lên rõ rệt, hệ số sinh măng tăng gấp 1,5 lần, măng to hơn và gióng dài hơn. Tuy nhiên, nguồn vốn phân bổ để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh còn thấp so với khối lượng, kế hoạch đề ra. Do vậy, thời gian tới, cùng với chính sách của tỉnh, huyện Lang Chánh sẽ bố trí một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ mở rộng diện tích luồng thâm canh; tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến luồng trên địa bàn để có giải pháp nâng cao hiệu quả các sản phẩm từ luồng, cam kết không thu mua, tiêu thụ luồng non. Xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh luồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung và là cầu nối để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng phương án quản lý, tạo điều kiện để có thêm nhiều diện tích luồng ở Lang Chánh được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.