Lãnh đạo EU thông qua Tuyên bố Granada, định hình tương lai của khối
Ngày 6/10, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh không chính thức kéo dài 1 ngày tại thành phố Granada, Tây Ban Nha, thảo luận về chiến lược tương lai và khả năng mở rộng khối, thông qua Tuyên bố Granada. Sự phản đối của Ba Lan và Hungary đối với hiệp ước của châu Âu về di cư và tị nạn đã ngăn cản nội dung về vấn đề người di cư trong văn kiện này.
Tuyên bố chung có đoạn nêu rõ, hội nghị các nhà lãnh đạo EU tại thành phố miền Nam Tây Ban Nha là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của quá trình đề ra những định hướng chính trị chung của EU và ưu tiên trong những năm tới, vạch ra một đường lối hành động chiến lược định hình tương lai chung có lợi cho tất cả.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết việc thông qua tuyên bố chung là một bước khởi đầu quan trọng cho những công việc trong tương lai nhằm xây dựng Chương trình Nghị sự Chiến lược EU giai đoạn 2024-2029.
Về vấn đề mở rộng liên minh, tuyên bố nêu rõ cả các nước hiện là thành viên và đăng ký gia nhập EU đều cần chuẩn bị sẵn sàng. Theo đó, các nước muốn gia nhập cần nỗ lực cải cách trong khi EU cũng cần vạch ra những cải cách và cơ sở nội bộ cần thiết. Các quan chức EU cho rằng liên minh sẽ phải cải cách quy trình ra quyết định và các quy định ngân sách để tiếp nhận các thành viên mới. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định quá trình xem xét gia nhập EU sẽ được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện và không "đốt cháy" giai đoạn. Theo giới quan sát, điều này đồng nghĩa rằng tiến trình gia nhập EU của Ukraine cũng sẽ diễn ra theo trình tự thông thường, không có ngoại lệ. Gia nhập EU yêu cầu các nước phải đáp ứng nhiều yêu cầu về các điều kiện chính trị và kinh tế. Hiện có 8 nước, trong đó có một số nước Tây Balkan, đã được cấp quy chế ứng cử viên nhưng mỗi nước lại thực hiện một quy trình riêng.
Ngoài ra, tại hội nghị, các nhà lãnh đạo EU cũng đã thảo luận về chính sách nhập cư. Tuy nhiên, vấn đề này không được đưa vào tuyên bố chung do Ba Lan và Hungary tiếp tục phản đối hiệp ước chung toàn khối về di cư và tị nạn. Thay vào đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã thông qua tuyên bố chủ tịch về di cư và tị nạn.
Cuộc tranh luận về di cư ở Granada diễn ra sau khi ngày 5/10 vừa qua, 22 trong số 27 nước EU đạt được thỏa thuận về Quy định khủng hoảng, trong đó thiết lập các quy tắc phải tuân theo trong các trường hợp khẩn cấp như dòng người di cư ồ ạt. Đây là một trong những phần quan trọng của Hiệp ước Di cư và Tị nạn châu Âu và cũng là phần cuối cùng của hiệp ước chưa được các quốc gia nhất trí.
Ba Lan và Hungary đã bỏ phiếu chống và chỉ trích rằng các quyết định về di cư giữa các nước EU được đưa ra bởi quy tắc đa số đủ điều kiện chứ không phải nguyên tắc đồng thuận.
Thời gian qua, số người di cư tìm cách tiếp cận bờ biển các nước EU không ngừng tăng. Tính từ đầu năm đến nay, EU ghi nhận hơn 250.000 người di cư bất hợp pháp vào lãnh thổ.
Cơn sốt mua sắm Ngày độc thân lan tới Mỹ, cạnh tranh với Black Friday
Trang thương mại điện tử quốc tế AliExpress lần đầu tiên ra mắt lễ hội mua sắm Ngày độc thân (11/11) tại Mỹ, nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng xứ cờ hoa một trải nghiệm mua sắm mới bên cạnh Black Friday (Thứ Sáu đen tối) và Cyber Monday (Thứ Hai điện tử).
Thủ tướng Haiti bị sa thải trong bối cảnh bạo lực leo thang
Ngày 11/11, Hội đồng cầm quyền được thành lập nhằm phục hồi trật tự và hướng tới một quá trình chuyển đổi dân chủ tại Haiti đã ra quyết định sa thải thủ tướng lâm thời Garry Conille, trong bối cảnh nước này đang rơi vào một làn sóng bất ổn chính trị mới và bạo lực băng nhóm gia tăng.
Nội các Nhật Bản đồng loạt từ chức, chuẩn bị thành lập chính phủ mới
Một phiên họp Quốc hội bất thường của Nhật Bản chuẩn bị diễn ra trong chiều 11/11 (giờ địa phương), để bầu thủ tướng thứ 102 của nước này, chỉ 42 ngày sau khi Thủ tướng đương nhiệm Shigeru Ishiba nhậm chức. Ngay sáng 11/11, chính phủ của ông Ishiba Shigeru đã tổ chức một cuộc họp lần cuối, sau đó đồng loạt từ chức.
Nga chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư
Bác sỹ trưởng ngành ung thư của Bộ Y tế Liên bang Nga, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế X-quang quốc gia Nga Andrey Kaprin cho biết nước này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024, đầu năm 2025.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa sức khỏe toàn cầu
Từ ngày 11 – 22/11, Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) sẽ diễn ra tại Azerbaijan, trong bối cảnh năm 2024 được dự đoán là năm nóng nhất trong lịch sử và thế giới tiếp tục đối mặt các hậu quả thảm khốc từ lũ lụt, hạn hán, nắng nóng và bão lốc.
Cảnh sát Hà Lan bắt giữ 10 đối tượng sau vụ tấn công bài Do Thái
Ngày 8/11, Thị trưởng thành phố Amsterdam, Hà Lan, Femke Halsema cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 10 đối tượng tình nghi liên quan đến các vụ tấn công mang tính chất bài Do Thái sau trận đấu bóng đá thuộc giải Europa League vào tối 7/11. Amsterdam cũng đã cấm các cuộc biểu tình trong ba ngày kể từ ngày 8/11.
Khủng hoảng chính trị tại Đức: Khoảng 65% cử tri mong muốn tiến hành bầu cử sớm
Khoảng 65% cử tri Đức mong muốn tiến hành bầu cử càng sớm càng tốt, cụ thể là vào tháng 1 năm sau, thay vì theo mốc thời gian được Thủ tướng Scholz đưa ra trước đó là vào tháng 3/2025. Đây là kết quả cuộc thăm dò mới nhất mà Đài truyền hình công cộng ARD công bố ngày 8/11
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 vượt mốc 6.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, cùng với quyết định cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục. Chốt phiên giao dịch ngày 8/11, chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 5.995,54 điểm, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 6.012,45 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này bứt phá khỏi mốc 6.000 điểm, mốc được xem là quan trọng về mặt tâm lý.
Mỹ thúc đẩy nỗ lực ngoại giao chấm dứt xung đột tại Trung Đông
Ngày 8/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực xúc tiến giải pháp ngoại giao nhằm đạt được các thỏa thuận chấm dứt tình trạng xung đột của Israel ở Dải Gaza và Liban, thông qua các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và những người đồng cấp trong khu vực.
IISS: Năng lực quốc phòng châu Âu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực
Theo báo cáo do Viện Nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS) của Anh công bố ngày 8/11, dù đã tăng chi tiêu, song năng lực quốc phòng của châu Âu lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.