Lễ hội Lam Kinh năm 2022
Sáng 17-9 (tức ngày 22 tháng 8 âm lịch), Tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022, lễ kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, đại diện Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và đông đảo nhân dân, du khách thập phương.
Trước khi tham dự lễ hội Lam Kinh, đoàn đại biểu của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng dẫn đầu kính cẩn dâng hương tại tượng đài anh hùng dân tộc Lê Lợi ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc, người con ưu tú của quê hương Thanh Hóa, người đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ 15, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, khai sáng nên vương triều Hậu Lê, vương triều phong kiến tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, với nhiều giai đoạn thái bình, thịnh thế.
Tại khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, lễ hội Lam Kinh năm 2022 được bắt đầu bằng lễ rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai về sân chính điện Lam Kinh.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện Thọ Xuân và đại diện dòng họ Lê Việt Nam đã dâng hương tưởng nhớ công lao của Vua Lê Thái Tổ và các tướng lĩnh, nghĩa quân Lam Sơn.
Diễn văn khai mạc lễ hội do đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc tại buổi lễ đã ôn lại những trang sử truyền thống chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc và tri ân, tôn vinh những cống hiến, hy sinh của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và các tướng sĩ, nghĩa quân và Nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Nhìn lại toàn bộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể thấy rõ tài năng thao lược, quân sự của Lê Lợi. Ông và bộ thống soái nghĩa quân đã vạch ra những sách lược tài tình, phù hợp từng giai đoạn thăng trầm của cuộc khởi nghĩa; để rồi từ đó kết thúc chiến tranh đúng thời cơ, mở đường hòa hiếu lâu dài. Trong 6 năm ở ngôi Hoàng đế, Lê Thái Tổ cho xây dựng một nhà nước Trung ương tập quyền vững mạnh, ban hành nhiều chính sách tiến bộ về ruộng đất, phát triển công thương nghiệp, cho lưu hành tiền tệ, đẩy mạnh giáo dục và lựa chọn hiền tài, mở rộng bang giao, giữ yên bờ cõi.
Mặc dù hơn sáu thế kỷ đã trôi qua, nhưng những sách lược đúng đắn của Đức thái tổ cao hoàng đế Lê Lợi vẫn còn nhiều giá trị cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Phần lễ năm nay vẫn được được thực hiện theo nghi thức truyền thống như các năm trước, với phần đọc chúc văn và màn tế lễ diễn ra tại Sân Rồng, trước Chính điện Lam Kinh.
Phần hội tưng bừng và sống động với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa gồm 3 chương: chương 1 : Hào khí Lam Sơn, Anh hùng tụ nghĩa; chương 2 : Bình Định Vương đăng quang hoàng đế; chương 3: Tiếp bước cha ông, Thanh Hóa trên đường đổi mới và phát triển. Chương trình đã tái hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sự lãnh đạo tài tỉnh của Bình Định Vương Lê Lợi; sự hy sinh anh dũng vì đại nghĩa của Lê Lai và các nghĩa quân, tướng sĩ. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đang rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi đã cùng 18 vị nghĩa sỹ mở Hội thề quyết tâm đánh đuổi giặc Minh, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ cho Nhân dân. Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, xưng là Bình Định vương, kêu gọi Nhân dân đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược để cứu nước.
Trải qua 10 năm nếm mật nằm gai với nhiều hy sinh mất mát, bằng nghệ thuật quân sự lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng lớn mạnh, luôn giành thế chủ động trên các chiến trường. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc và thắng lợi, đất nước sạch bóng ngoại bang xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã tạo nên một trong những mốc son trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta; trở thành một biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí anh dũng, quật cường và quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của Nhân dân ta trong thời kỳ phong kiến. Sau khi giành được độc lập cho đất nước, ngày 15 tháng 4 năm 1428, tại Điện Kính Thiên của kinh thành Thăng Long, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập nên vương triều hậu Lê kéo dài hơn 360 năm lịch sử. Đây là thời kỳ nước Đại Việt được hồi sinh và trở thành một quốc gia cường thịnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ 15.
Từ những năm đầu của triều Hậu Lê, cùng với việc xây dựng Đông Kinh- Thăng Long là kinh đô đất nước, Lam Kinh cũng được đổi thành Tây Kinh, là kinh đô thứ hai, bao gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà Lê, là nơi an nghỉ của các vua và hoàng hậu nhà Hậu Lê, với hệ thống cảnh quan tạo ra sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Khu di tích Lam Kinh là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử quan trọng về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc. Giá trị lịch sử của Lam Kinh được thể hiện như là một "Bảo tàng lịch sử" về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Năm 2012, Khu di tích lịch sử Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. 10 năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa, khu di tích đã được đầu tư nguồn lực lớn để bảo tồn và phát huy giá trị; nhiều hạng mục công trình tại khu di tích được phục dựng như: 5 tòa thái miếu, nghi môn, chính điện, hệ thống các lăng mộ, nhà bia, đường tham quan, các hạng mục phụ trợ và hạ tầng du lịch. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều chính sách bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa vùng phụ cận để vùng Lam Kinh trở thành vùng động lực thu hút phát triển du lịch và kinh tế xanh của tỉnh.
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19, lễ hội Lam Kinh 2022 lại được tổ chức trong điều kiện bình thường và đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng tốt đẹp về một vùng đất linh thiêng, với những công trình kỳ vĩ, luôn xanh, sạch, đẹp và mến khách. Du khách đến Lam Kinh vào dịp lễ hội còn được hòa mình vào không gian văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc của xứ Thanh, với các trò diễn dân gian ngợi ca đất nước thái bình, quê hương giàu đẹp, được trình diễn bởi những nghệ nhân dân gian đến từ đội múa trò Xuân Phả huyện Thọ Xuân, múa Pồn Pông dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc, ngũ trò viên khê huyện Đông Sơn, múa bát dân tộc Dao huyện Cẩm Thủy, múa bản hội huyện Thọ Xuân.
Lễ hội Lam Kinh năm 2022 là dịp tri ân Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các danh thần, nghĩa sỹ và Nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh, giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và các tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, tạo thêm động lực để đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa chung sức, đồng lòng xây dựng Thanh Hóa ngày càng giầu đẹp, văn minh.
Kỳ họp thứ 23 Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20
Hội đồng nhân dân huyện Hà Trung khoá 20, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ 23 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024, thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.
Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
Chiều tối ngày 20/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng; đại diện các sở ngành, đơn vị liên quan.
Tuần hàng Sơn La tại tỉnh Thanh Hóa
Tối ngày 20/12, tại thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Khai mạc Tuần hàng thuộc chương trình Hỗ trợ thông tin phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 tỉnh Sơn La. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tăng cường công tác Dân vận vùng đồng bào Dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kết luận số 684 ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.
Đại hội Đại biểu Hội người mù tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sáng ngày 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội đại biểu khoá VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và 128 đại biểu là hội viên Hội người mù tỉnh.
Thành phố Thanh Hoá: 30 năm xây dựng và phát triển
Năm 1994, thành phố Thanh Hoá được thành lập. Trải qua 30 năm phát triển, thành phố Thanh Hoá đã trở thành "đầu tàu" kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Trong lộ trình phát triển, thành phố Thanh Hoá đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đoàn công tác của tỉnh chúc mừng Sư đoàn Bộ binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, sáng ngày 20/12, đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Bộ Binh 390 và Lữ đoàn Pháo binh 368 đóng chân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thị xã Bỉm Sơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Tiến Lam chúc mừng Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều ngày 20/12, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh đã đến chúc mừng cán bộ, nhân viên, người lao động Viễn thông Viettel Chi nhánh Thanh Hóa và Nhà máy Z111, thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chúc mừng Tòa Giám mục Thanh Hóa
Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Lê Hồng Nhân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn vừa đến thăm, chúc mừng Tòa giám mục Thanh Hóa nhân dịp Lễ Giáng sinh sắp đến.
Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hoá khóa XXII nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chiều ngày 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Thanh Hoá khoá XXII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18. Đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hoá chủ trì và phát biểu khai mạc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.