ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lễ hội Trần Khát Chân trên vùng đất Vĩnh Lộc

(TTV) - Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, bên dòng sông Mã , vùng đất Vĩnh Lộc có khí thiêng sông núi hội tụ, đã sinh ra một nhân kiệt: Thượng tướng quân Trần Khát Chân . Ông đã có công đánh dẹp quân xâm lược Chiêm Thành, chém đầu tướng giặc Chế Bồng Nga, giữ yên bờ cõi nước nhà . Suốt nhiều thế kỷ qua, vào 23-24/4 âm lịch hàng năm, nhân ngày húy kỵ của T hượng tướng quân Trần Khát Chân, nhân dân Vĩnh Lộc lại tưng bừng khai hội , nhằm tưởng nhớ công ơn của bậc tiền nhân, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

26/05/2022 21:23

 

Nằm về phía Đông Bắc của Đốn Sơn, thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, cách Thành Nhà Hồ về phía Đông Nam khoảng hơn 2km, Di tích lịch sử cấp quốc gia - Đền thờ Trần Khát Chân - yên bình nép mình dưới vòm cây xanh mát. Theo sách “Thanh Hóa chư thần lục”, trên địa bàn tỉnh có nhiều nơi thờ Thượng tướng quân Trần Khát Chân; trong đó, riêng tại huyện Vĩnh Lộc cũng có tới 3 nơi thờ tự là: thị trấn Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Tiến và xã Vĩnh Thịnh. Tuy nhiên, Đền Trần Khát Chân tọa lạc dưới chân Đốn Sơn (thuộc thị trấn Vĩnh Lộc) là nơi thờ chính; còn ở các nơi khác là thờ vọng.

Các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Việt Nam sử lược” đều ghi: Trần Khát Chân người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh, ba đời làm Thượng tướng quân. Ông là hậu duệ của Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Sinh ra và lớn lên giữa cảnh đất nước loạn lạc, Thượng tướng quân Trần Khát Chân sớm đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người, giỏi võ, lắm cơ mưu. Năm 1388 (năm Mậu Thìn), ông thi đỗ Thái học sinh; sau đó được triều đình trọng dụng, phong làm tướng quân chỉ huy đội quân Long Tiệp. Vào các năm 1371, 1377, 1378, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen kéo quân sang nước ta gây ra cảnh cướp bóc, lầm than khiến lòng dân vô cùng oán hận.

Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga dẫn đầu tiến đánh Thanh Hóa. Vận nước lâm nguy, vị đô tướng trẻ tuổi Trần Khát Chân đã khẳng khái nhận lệnh, lãnh binh xuất trận. Sau khi lập được công lớn đánh tan quân Chiêm Thành, Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu. Ông đủ tài năng và dũng khí để giết chết vua nước Chiêm là Chế Bồng Nga, nhưng lại không thể toàn được tấm thân trước những biến cố phức tạp của lịch sử diễn ra sau đó chẳng bao lâu. Trần Khát Chân mất khi ông mới 29 tuổi. Nhân dân thương tiếc ông, đã lập đền thờ ngay tại nơi ông bị xử tử.

Theo các cụ cao niên trong làng, khu Đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XV, theo kiến trúc “thượng sàng hạ mộ”, ngay dưới bóng mát của một quần thể cây đại thụ như: trôi, sộp, bồ đề, vải, đa, si, sung...  Cấu trúc của Đền bao gồm: nghinh môn, tiền đường, trung đường và hậu cung. Ngoài ra còn các công trình phụ khác như: lầu ngư dội, nhà sắm lễ... Trải qua nhiều lần tôn tạo, tu bổ và ý thức gìn giữ, bảo quản của chính quyền, nhân dân địa phương, đến nay, đền vẫn giữ được kiến trúc cổ kính, và lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, nhất là sắc phong của các đời vua triều Nguyễn ca ngợi công đức của Thượng tướng quân Trần Khát Chân.

Hằng năm, vào ngày 23-24 tháng tư âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức ngày kỵ của Thượng tướng quân, cũng là lễ hội quan trọng của làng, nhằm tưởng nhớ công lao của vị danh tướng tài ba và giáo dục truyền thống yêu nước. Trần Khát Chân mất khi tuổi đời còn rất trẻ, song câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn mãi là khúc ca bi tráng về tinh thần kiên trung bất khuất. Tấm gương của ông được hậu thế mãi truyền tụng và ngợi ca.

Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân và du khách thập phương. Phần lễ trang trọng, uy nghiêm, mở đầu bằng  nghi thức dâng hương, tế lễ. Đây là những nghi thức cổ truyền, đã được thực hiện trong suốt nhiều thế kỷ qua. Những người tham gia tế lễ đều là các cao niên uy tín ở địa phương. Đây là dịp để người dân ôn lại thân thế, sự nghiệp và đặc biệt là công trạng của danh tướng Trần Khát Chân đối với quê hương, đất nước. Hậu thế dâng nén hương lên ban thờ Thượng tướng quân, cũng là bày tỏ với Ngài lòng biết ơn, thành kính.

Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa đặc sắc do diễn viên các đoàn nghệ thuật của tỉnh biểu diễn, với nội dung nêu bật tài năng, đức độ và công lao to lớn của thượng tướng quân Trần Khát Chân trong việc đánh tan quân Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi nước nhà...

Du khách về với Lễ hội đền Trần Khát Chân không chỉ để tham dự một sự kiện văn hóa nổi tiếng, bày tỏ lòng thành kính đối với danh tướng Trần Khát Chân; mà còn để hiểu hơn về truyền thống văn hóa, tinh thần  đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân thị trấn Vĩnh Lộc luôn nỗ lực gìn giữ và phát huy  giá trị của Lễ hội đền thờ Trần Khát Chân, để lễ hội này thực sự là một sự kiện văn hóa truyền thống tiêu biểu của Vĩnh Lộc nói riêng, Thanh Hóa nói chung.

Được xây dựng từ thế kỷ XV, trải qua bao năm tháng dãi dầu mưa nắng, Đền thờ Trần Khát Chân vẫn đứng đó vững chãi, uy nghiêm, như minh chứng cho lòng thành kính của người dân trên mảnh đất này đối với vị danh tướng kiệt xuất của đất nước, quê hương. Và lễ hội Đền thờ Trần Khát Chân, với những giá trị lịch sử văn hóa lâu bền, vẫn luôn tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng, điểm tô thêm vẻ đẹp truyền thống, vẻ đẹp văn hóa lịch sử cho Vĩnh Lộc - vùng đất “ cung vua phủ chúa” bên bờ sông Mã./.

Thu Trang – Đức Anh/Chuyên mục Phát triển du lịch ngày 25.5

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2024

08:22 , 18/05/2024

Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thanh Hóa năm 2024 được tổ chức với quy mô cấp quốc gia theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thời gian dự kiến trong quý 3 năm 2024.

Thanh Hoá: Nỗ lực làm mới các sản phẩm du lịch

Thanh Hoá: Nỗ lực làm mới các sản phẩm du lịch

18:05 , 17/05/2024

Việc làm mới các sản phẩm du lịch đã và đang là hướng đi của du lịch Thanh Hóa cũng như hầu hết các địa phương trong cả nước. Với mục tiêu tận dụng lợi thế, hướng tới xây dựng “một điểm đến - đa dịch vụ”, ngành du lịch Thanh Hóa đang khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh và gia tăng trải nghiệm, tăng chi tiêu của khách du lịch khi đến với xứ Thanh.

Bảo tàng cổ vật Đông Sơn hoàn thiện bổ sung các cổ vật, phục vụ 100 năm nghiên cứu văn hóa Đông Sơn

Bảo tàng cổ vật Đông Sơn hoàn thiện bổ sung các cổ vật, phục vụ 100 năm nghiên cứu văn hóa Đông Sơn

09:05 , 17/05/2024

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Bảo tàng Cổ vật Đông Sơn đã không ngừng hoàn thiện công tác trưng bày, bổ sung thêm nhiều hiện vật, cổ vật quí hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách cũng như phục vụ Kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 tổ chức giữa tháng 6

09:00 , 17/05/2024

Theo kế hoạch, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2024 sẽ kéo dài hơn một tháng, từ 8/6 đến 13/7. Đây cũng được xem là sự kiện tâm điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với thành phố này.

Tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc

Tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc

23:18 , 16/05/2024

Sáng ngày 16/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc khai mạc lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Dao, huyện Ngọc Lặc phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Đặc trưng văn hóa trang phục các dân tộc

Đặc trưng văn hóa trang phục các dân tộc

13:20 , 16/05/2024

Trang phục không chỉ là vật dụng thiết yếu được sử dụng hàng ngày mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, tạo nên bản sắc đa dạng, phong phú của các dân tộc Việt Nam. Mỗi bộ trang phục ẩn chứa tinh hoa nghệ thuật, phản ánh nét đẹp trong đời sống vật chất và tinh thần, hiện thân của lịch sử hình thành và phát triển của mỗi tộc người. Trang phục của các dân tộc đã góp phần làm nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.

Thành phố Hồ Chí Minh được yêu thích về trải nghiệm du lịch chậm

Thành phố Hồ Chí Minh được yêu thích về trải nghiệm du lịch chậm

09:11 , 15/05/2024

Trong bối cảnh “du lịch chậm” đang là một trong những xu hướng du lịch được quan tâm gần đây, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đã hé lộ các điểm đến châu Á, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam nổi bật về loại hình du lịch mới này với những chuyến đi dài ngày và thư thả.

Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của Giải thưởng Du lịch thế giới 2024

Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của Giải thưởng Du lịch thế giới 2024

09:51 , 14/05/2024

Tại Giải thưởng Du lịch thế giới năm nay, ở tầm quốc gia, Việt Nam được đề cử tại nhiều hạng mục quan trọng.

Tuần phim kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuần phim kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

11:19 , 13/05/2024

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2024), từ ngày 12 đến 19/5, Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức tuần phim "Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Hỗ trợ phục hồi văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc có nguy cơ mai một

Hỗ trợ phục hồi văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc có nguy cơ mai một

09:04 , 12/05/2024

Trong quý II và III năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, mất bản sắc gồm nghề thủ công, nghi lễ, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của các dân tộc Khmer, Thái, Mông, Sán Dìu tại Trà Vinh, Yên Bái và Vĩnh Phúc.