Leonardo da Vinci đã thay đổi cuộc sống của bạn ra sao?
Leonardo da Vinci là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất lịch sử. Nhưng những thành tựu nổi bật của ông trong vai trò kỹ sư, nhà phát minh và nhà khoa học đã để lại một di sản trường tồn.
Trong khi nhiều người cố gắng đặt tài năng của con người vào lĩnh vực khoa học hoặc nghệ thuật, Leonardo da Vinci tin rằng cả hai đều ảnh hưởng sâu sắc đến nhau. Các nghiên cứu khoa học của ông giúp ông mô tả thế giới một cách rất tự nhiên, trong khi đôi mắt nghệ sĩ của ông có cách nhìn nhận mới mẻ về thế giới đó. Với da Vinci, cơ chế hoạt động bên trong của một cỗ máy cũng quan trọng như nụ cười của nàng Mona Lisa.
Từ bản vẽ giải phẫu đến các “hiệp sĩ robot”, dưới đây cách da Vinci làm thay đổi xã hội của ông ấy và của chúng ta.
Ông giúp chúng ta hiểu về cơ thể người

Nhấn để phóng to ảnh
Nỗi ám ảnh suốt đời Da Vinci với giải phẫu bắt đầu từ khi ông còn nhỏ, trong thời gian ông học nghề với một trong những họa sĩ hàng đầu ở Florence thời kỳ Phục hưng, Andrea del Verrocchio. Không lâu sau, da Vinci đã vượt qua thầy của mình, và ông đã phác thảo và vẽ nên những mô tả chính xác đáng kinh ngạc về cơ thể người.
Để thực hiện được điều này, da Vinci đã có một cuốn sổ tay ghi lại những nghiên cứu về cơ và dây chằng. Ông đã mổ hàng chục thi thể để tạo ra các bản vẽ chi tiết về bộ xương, hộp sọ và xương. Ông cũng nghiên cứu về sinh lý học, làm mô hình não và tim người bằng sáp để hiểu hơn về cách máu chảy trong hệ tuần hoàn và tạo ra một số bản vẽ đầu tiên về các cơ quan của người, bao gồm ruột thừa, cơ quan sinh sản và phổi.
Sau này trong sự nghiệp của mình, da Vinci đã áp dụng những hiểu biết trên vào một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Bức vẽ “Vitruvian Man” của ông là một mô hình cơ thể người với tỷ lệ hoàn hảo. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ một kiến trúc sư La Mã cổ đại, người có quan điểm giống như da Vinci khi tin rằng tỷ lệ tìm thấy ở cơ thể người cũng nên được áp dụng vào việc thiết kế và xây dựng các tòa nhà.
Ông đoán trước về thời đại "loài người chinh phục bầu trời"

Nhấn để phóng to ảnh
Hơn 400 năm trước khi anh em nhà Wright thực hiện chuyến bay tại Kitty Hawk, da Vinci đã nghĩ ra cách để đưa một người bay lên bầu trời.
Ông đã thiết kế ra một trong những chiếc dù nhảy đầu tiên, đó là vật dạng hình chóp làm bằng những thanh gỗ và được phủ vải để làm chậm quá trình tiếp đất. Theo như ông ghi lại thì thiết kế này cho phép con người có thể nhảy xuống từ bất kỳ độ cao nào mà không bị thương. Và phải mất gần ba thế kỷ thì chúng ta mới có thể chế tạo chiếc dù nhảy có thể sử dụng được đầu tiên. Thiết kế của Da Vinci cuối cùng cũng được thử nghiệm vào năm 2000 - và nó đã hoạt động.
Giải phẫu và sinh lý học chỉ là một vài trong số rất nhiều nguồn cảm hứng của da Vinci. Ông đã sử dụng những nghiên cứu sâu rộng về các loài chim và dơi để phác họa ra một cỗ máy biết bay gọi là Ornithopter, trong đó một người sẽ bị buộc vào một bộ cánh bằng gỗ mà họ có thể vỗ vào đó để bay lơ lửng trên không. Tuy nhiên, Da Vinci chưa bao giờ chế tạo một mẫu thử có thể hoạt động được.
Da Vinci đã ghi chép lại các nghiên cứu bao quát về vấn đề trọng lực khi con người thực hiện việc chinh phục bầu trời. Ông đã để lại nhiều thiết kế tàu lượn mà con người có thể sử dụng, và các công trình của ông đã ảnh hưởng đến nghiên cứu về khí động học sau này. Da Vinci đã cố gắng giải quyết vấn đề này thông qua khí nén. Ông thiết kế một thiết bị gọi là “cánh quạt trên không”, tiền thân của máy bay trực thăng ngày nay, được cho là có thể bay lên không trung bằng cách quay một chiếc cọc đỡ, được hỗ trợ bởi hai người giữ cho bệ quay bên dưới hoạt động.
Ông tạo ra nhiều loại vũ khí ngày nay chúng ta có thể nhận ra

Nhấn để phóng to ảnh
Kỹ thuật quân sự là một trong những niềm đam mê lớn nhất của da Vinci. Ông làm việc với nhiều khách quen và các nhà lãnh đạo thành phố, thiết kế các cây cầu, các công trình quân sự và các loại vũ khí.
Dù ông viết ông chán ghét sự khủng khiếp của chiến tranh, chiếc súng máy đầu tiên đã xuất hiện trong những thiết kế có khả năng gây chết người của ông. (Giống như nhiều thiết kế khác của da Vinci, súng máy chỉ là bản phác thảo). Được biết đến với cái tên “organ 33 nòng”, nó được chia thành 3 hàng, mỗi hàng có 11 khẩu súng, mỗi khẩu súng quay về các hướng khác nhau. Thiết bị này được thiết kế để có thể dựng trên một cái bệ di động xoay được giúp làm mát súng, và nó được coi là vũ khí pháo binh đầu tiên. Bên cạnh đó, da Vinci cũng có ý tưởng thiết kế một cái nỏ lớn. Với chiều rộng khoảng hơn 80 feet, ý tưởng của ông là dùng cái nỏ này để ném đá hoặc bom chứ không phải bắn những mũi tên.
Thiết kế của da Vinci về một phương tiện bọc sắt đã có trước xe tăng từ nhiều thế kỷ. Đó là một chiếc xe bọc kim loại đặt trên một bệ quay được vận hành nhờ sức người (nó có thể chứa đến 8 người), với các khoảng trống mở cho binh lính bên trong sắp xếp vũ khí của họ. Da Vinci thậm chí còn kết hợp niềm yêu thích quân sự và khoa học của mình khi tạo ra một thiết kế gọi là “hiệp sĩ robot” được vận hành bởi các bánh răng và dây cáp. Năm 2002, một chuyên gia về robot của NASA đã sử dụng thiết kế của Vinci để tạo ra một mô hình hoạt động được.
Ông cũng có một số ý tưởng thiết thực hơn

Nhấn để phóng to ảnh
Dù nhiều thiết kế của da Vinci có vẻ xa vời thực tế, ông cũng cải thiện những ý tưởng và những vật mà chúng ta sử dụng ngày nay. Ông đã tạo ra những phiên bản đầu tiên của kéo, những chiếc cầu di động, các bộ đồ lặn, một máy mài gương tương tự như thiết bị dùng làm kính viễn vọng, và một chiếc máy sản xuất ốc vít.
Ông cũng chế tạo một số máy đo đường (để đo tốc độ đất) và máy đo gió (để đo tốc độ gió) đầu tiên. Da Vinci đã sử dụng máy đo đường để đo khoảng cách, thiết bị mà ông đã sử dụng để tạo ra các bản đồ quân sự rất chi tiết; đây cũng là kỹ năng đặc biệt khác của một vĩ nhân đa tài thời Phục Hưng.
Nguyễn Hiếu/Dân trí
Theo Biography
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.