Liên đảng đối lập ở Australia muốn cắt giảm mạnh số lượng sinh viên quốc tế
Một lần nữa, vấn đề sinh viên quốc tế lại trở thành đề tài nóng trên chính trường Australia. Trong cuộc vận động tranh cử diễn ra tại bang Tasmania, lãnh đạo phe đối lập cam kết, sẽ cắt giảm mạnh số lượng sinh viên quốc tế đến nước này học tập -để giảm áp lực cho người dân trong vấn đề nhà ở.
Trong cuộc vận động tranh cử tại thành phố Launceston bang Tasmania ngày 6/4, lãnh đạo liên đảng đối lập Peter Dutton cho biết, ông có kế hoạch đưa ra hạn mức trần số lượng sinh viên quốc tế tại các trường đại học của nước này là 25% và với kế hoạch này, số lượng sinh viên quốc tế sẽ bị cắt giảm khoảng 80 người và đưa tổng số sinh viên quốc tế học tập tại Australia ở mức 240.000 sinh viên.
Không chỉ vậy, số lượng chỉ tiêu sinh viên quốc tế cũng sẽ được chia rõ ràng ở hai lĩnh vực là trường đại học công sẽ có số sinh viên quốc tế là 115.000 người và các trường dạy nghề, trường đại học tư và các hình thức giáo dục khác sẽ là 125.000 người.
Nguyên nhân chính khiến ông Peter Dutton muốn cắt giảm mạnh sinh viên quốc tế là để giảm sức ép đối với vấn đề nhà ở vốn đang bị khủng hoảng tại Australia. Tuy nhiên, các chuyên gia Australia cho rằng, sinh viên quốc tế không phải là nguyên nhân khiến cho Australia thiếu nhà như hiện nay khi đối tượng này chỉ sử dụng 4% quỹ nhà ở trong khi sinh viên Austraila chiếm 6% quỹ nhà ở.
Không chỉ riêng phe đối lập mà Công đảng tại Australia cũng đang triển khai các biện pháp nhằm giảm số lượng sinh viên quốc tế xuống còn 260.000 người trong năm tài chính 2024-2025. Tuy vậy, theo dự báo đưa ra vào cuối năm 2024 cho thấy, dự kiến trong năm tài chính 2024-2025, số lượng sinh viên quốc tế đến Australia học sẽ lên đến 340 nghìn người, tăng 30% so với kế hoạch.
Từ cuối năm 2023, chính phủ đã công bố một loạt các biện pháp nhằm cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế, bao gồm tăng yêu cầu tiếng Anh từ IELTS 5.5 lên 6.0, tăng yêu cầu về khoản tiền tiết kiệm của người xin visa du học, tăng lệ phí nộp visa du học, và không cho phép những người giữ visa du lịch và visa tạm trú sau khi tốt nghiệp nộp đơn xin visa du học tại Úc.

Thị trường toàn cầu phản ứng tích cực trước quyết định tạm hoãn áp thuế của Mỹ
Quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng đầy bất ngờ của tổng thống Mỹ ngày 9/4 đã nhanh chóng gây chấn động các thị trường tài chính quốc tế và kéo theo phản ứng tích cực rõ rệt trên nhiều lĩnh vực kinh tế – từ thị trường chứng khoán, dầu mỏ đến giá vàng.

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày, tăng thuế với Trung Quốc lên 125%
Rạng sáng 10/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày, nhưng tăng thuế đối ứng với Trung Quốc lên 125%.

Trung Quốc tổ chức Hội nghị công tác trung ương về công tác liên quan đến các nước láng giềng
Trong hai ngày 8-9/4, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị công tác trung ương về công tác liên quan đến các nước láng giềng. Đây là hội nghị đầu tiên về công tác ngoại giao láng giềng được lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tổ chức kể từ năm 2013.

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên tiếng hoan nghênh
Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, dư luận bên trong nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế ngay lập tức đã lên tiếng hoan nghênh, đồng thời coi đây là một bước đi tích cực giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tổng thống Trump: Mỹ sẽ hành động quân sự để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân
Phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận khả năng Mỹ sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran.

Israel mở rộng vùng đệm an ninh tại Dải Gaza
Ngày 9/4, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz cho biết người dân ở Dải Gaza được di tản khỏi các vùng chiến sự, trong đó có nhiều khu vực đã bị chiếm đóng hoặc sáp nhập vào các khu vực an ninh của Israel. Động thái này nhằm gây sức ép buộc phong trào Hamas trả tự do cho các con tin.

Đức: Hai chính đảng lớn CDU/CSU và SPD đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới
Ngày 9/4, Lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) - ông Friedrich Merz tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh mới ở Đức với đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 2, CDU/CSU đã giành chiến thắng, trong khi SPD về vị trí thứ ba.

Pháp - Algeria nối lại đối thoại nhằm cải thiện quan hệ song phương
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đã vừa có chuyến thăm chính thức đến Algeria - nhằm xoa dịu căng thẳng ngoại giao và khôi phục hợp tác giữa hai quốc gia. Sự kiện này diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Algeria Abdelmadjid Tebboune vào ngày 31/3, trong đó hai bên đã nhất trí khôi phục quan hệ song phương sau nhiều tháng khủng hoảng.

Triều Tiên tổ chức Giải chạy Marathon quốc tế Bình Nhưỡng đầu tiên trong 6 năm
Sau nhiều năm đóng cửa biên giới vì đại dịch, Triều Tiên đánh dấu sự trở lại bằng Giải marathon quốc tế Bình Nhưỡng 2025 được tổ chức vào ngày 6/4 - thu hút vận động viên từ nhiều nước, và làm dấy lên kỳ vọng nước này sẽ sớm mở cửa đón du khách quốc tế.

Nhật Bản thiệt hại 110 tỷ USD mỗi năm do bụi mịn
Một nghiên cứu mới của Đại học Tokyo cho biết, Nhật Bản thiệt hại hơn 110 tỷ USD mỗi năm do ô nhiễm bụi mịn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.