Liên tiếp trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích trong mùa hè
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố liên tiếp tiếp nhận các trường hợp trẻ nhập viện do tai nạn thương tích. Thậm chí, có trẻ còn bị nguy hiểm đến tính mạng.
Liên tiếp trẻ nhập viện
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, vào mùa hè, ngoài việc lo phòng tránh bệnh dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng… phụ huynh nên chú ý đến những tai nạn sinh hoạt ở trẻ.
Trẻ em, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 đến 3, có thể bị các tai nạn thương tích tại nhà như dị vật đường thở, điện giật, bỏng, ngạt nước, uống nhầm hóa chất, chấn thương,...
Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị tai nạn thương tích. Đơn cử, bệnh viện cấp cứu thành công trẻ bị tai nạn sinh hoạt do dây ba lô quấn cổ, suy hô hấp, thiếu ôxy não. Vết xây xát da vùng cổ phải dài 4cm, rộng 0,5cm.
Được biết, bé gái khi đang chơi ở nhà trẻ đã tới gần balô treo ở vách tường, vô tình đưa đầu vào vòng dây balô qua cổ, trẻ xoay người làm dây siết cổ, nguy hiểm tính mạng.
Hay trường hợp khác là trẻ vô tình nuốt 5 viên bi nam châm gây đau bụng, nôn ói. May mắn, trẻ được đưa đến bệnh viện kịp thời. Sau nội soi gắp dị vật, trẻ tỉnh táo và tiếp tục được theo dõi tổn thương niêm mạc ruột cũng như chức năng đường tiêu hóa.
Các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố cũng tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ nhập viện cấp cứu do tai nạn thương tích, thậm chí, có trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã lấy thành công 2 đồng xu trong thực quản bé trai 8 tuổi, không cần phải nội soi. Gia đình cho biết, cách nhập viện 1 ngày, trẻ ngậm và nuốt đồng xu, sau đó khó nuốt, không ăn uống được, nôn ói. Hiện tình trạng sức khỏe của trẻ đã ổn sau thủ thuật và ăn uống bình thường.
Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cấp cứu 2 trẻ (8 tuổi và 3 tuổi) bị bỏng nặng. Bé 8 tuổi bị bỏng do cầm chai cồn chạy qua khu bếp đang nấu thức ăn. Hậu quả là lửa bén vào quần áo, khiến trẻ bị cháy trong một phút trước khi gia đình giội nước cứu.
Còn bé 3 tuổi bị bỏng xăng do bất cẩn làm đổ chai đựng xăng sau khi chiết ra ngoài. Xăng lan xuống khu vực nhà bếp, phát hỏa.
Cảnh báo phụ huynh
Vào mùa hè, trong những lúc thiếu sự quan tâm, lơ là của người lớn, những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, thậm chí để lại những hậu quả nặng nề. Do đó, việc quan tâm phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ cần được người lớn chú ý nhiều hơn. Nhiều tình huống có thể dẫn tai nạn thương tích ở trẻ.
Bác sĩ Minh Tiến cho biết, hằng năm vào dịp hè, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận các trẻ ngạt nước, ong đốt, rắn cắn, phỏng, điện giật, uống nhầm hóa chất, dị vật đường thở, sặc sữa, sặc cháo, tai nạn té ngã, vết thương do vật sắc nhọn… Vì vậy, phụ huynh có con nhỏ hết sức cẩn thận.
"Cách phòng ngừa chung nhất là luôn có người giữ trẻ, để ý trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Thiết kế, trang trí ngôi nhà, môi trường trong nhà an toàn cho trẻ, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây hại cho trẻ mà phụ huynh cảm nhận, ý thức được" - bác sĩ Tiến khuyến cáo.
THANH CHÂN /Báo Lao Động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.