Liệu pháp điều trị ung thư nhắm đích mới
Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Ung thư Tisch, Trường Đại học Y, Mount Sinai, New York, Mỹ đã xác định được một loại protein, có thể là một mục tiêu chưa từng được biết đến, có khả năng nhắm đích để phát triển các liệu pháp điều trị ung thư mới.

Ras là gen đột biến sinh ung thư ở người thường gặp nhất (oncogene), Mặc dù có những đột phá trong nghiên cứu gần đây, nhưng việc lựa chọn liệu pháp điều trị để nhắm mục tiêu vào các bệnh ung thư phụ thuộc vào Ras vẫn còn nhiều hạn chế. Các nghiên cứu trước đó cũng đã xác nhận tiềm năng của việc nhắm mục tiêu vào các hình thái cấu trúc oncogen của Ras thông qua KSR, tuy nhiên cho đến nay không cách tiếp cận bằng dược lý nào báo cáo kết quả.
“Thuốc nhắm đích mới cho các bệnh ung thư do Ras từ lâu đã được nghiên cứu”, Arvin Dar, PGS TS. về Khoa học ung thư và Khoa học dược lý -Viện Ung thư Tisch, trường Đại học Y tại Mount Sinai, người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết. “Chúng tôi đã sử dụng dữ liệu về các biến thể gen khác nhau được biến đến trong KSP để ức chế sự truyền tín hiệu của tế bào đột biến Ras hướng đến phát triển các hợp chất mới. Bằng cách này, nghiên cứu của chúng tôi đã có được nhiều cách tiếp cận khác nhau khi chúng tôi dùng hóa học để mô phỏng cơ chế gen mà có thể ngăn chặn được sự phát triển các bệnh ung thư do Ras”.
Hợp chất chính được báo cáo trong nghiên cứu này có tên là APS-2-79, có khả năng điều chỉnh việc truyền tín hiệu của Ras và làm gia tăng hiệu lực của một số loại thuốc ung thư khác với các dòng tế bào đột biến Ras. “KSR thuộc về nhóm các protein có cấp độ lớn, nó không những có liên quan đến sự phát triển ung thư, mà còn liên quan đến sự phát triển các bệnh nghiêm trọng khác”, Tiến sỹ Dar giải thích. “Hiện chưa có nhà nghiên cứu nào thực sự miêu tả được bằng hình vẽ cách thức làm thế nào để có thể “khai thác” những loại thuốc nhắm đích quan trọng này. Nghiên cứu của chúng tôi đã mở ra tiềm năng trong việc điều biến KSR như là một liệu pháp điều trị ung thư mới và cũng là biện pháp can thiệp điều trị mới đầy tiềm năng”.
Đồng tác giả nghiên cứu là Neil Dhawan và Alex Scopton, nghiên cứu sinh, hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm của Dar. Công trình nghiên cứu này được Viện Y tế quốc gia,Quỹ Damon Runyon-Rachleff , Quỹ Pew-Stewart, và Liên đoàn nghiên cứu ung thư Pershing Square Sohn tài trợ.
P.T.T-NASATI/Dân trí
(Theo Medicalxpress)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động
Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.