Liệu quân đội Nga có đủ sức đánh thắng nếu thiếu lính nghĩa vụ?
Nga đang hiện đại hóa quân đội theo hướng nhà nghề. Nếu thiếu vắng lính nghĩa vụ, quân đội Nga liệu còn đủ sức giành chiến thắng trên chiến trường?
24/04/2019 09:03
aA
aA
aA
Nếu không còn dựa vào lực lượng dự bị thì để đạt mục tiêu giành chiến thắng trong chiến tranh, quân đội Nga sẽ cần tuyển thêm 300.000 lính hợp đồng nữa.
Quân nhân Nga. Ảnh: Hãng tin Moskva.
Xu hướng chuyên nghiệp hóa quân đội
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hồi giữa tháng 4: “Chế độ quân dịch đang dần trở thành chuyện của quá khứ”. Công chúng Nga giờ bắt đầu nói nhiều về việc được mong đợi từ lâu, đó là việc bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam giới.
Người đứng đầu nhà nước Nga chỉ ra rằng các lực lượng vũ trang đang sử dụng ngày càng tăng các thiết bị quân sự tiên tiến và phức tạp mà chỉ có những người chuyên nghiệp mới vận hành được. Việc đào tạo các chuyên viên vận hành này đòi hỏi thời gian kéo dài hơn một năm. Trong khi đó thanh niên Nga chỉ mất một năm để thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc.
Kể từ cuối thập niên 2000, Nga đã tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội. Theo đó, khoảng 22.500 tỷ rouble (tương đương 350 tỷ USD theo thời giá ngày nay) đã được phân bổ cho việc mua các trang thiết bị quân sự mới. Hiện tại các vũ khí khí tài hiện đại đã chiếm tới 68% tổng trang thiết bị quân sự của quân đội Nga. Đây là một con số khá lớn nếu tính đến một đội quân hơn 1 triệu người và diện tích đất nước cần bảo vệ là 17 triệu km2.
Tiêu chuẩn để được làm quân nhân hợp đồng
Hiện nay có khoảng 384.000 quân nhân hợp đồng đang phục vụ trong quân đội Nga. Con số này do Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga đưa ra vào cuối năm 2018. Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đặt ra nhiệm vụ nâng số lượng binh sĩ này lên con số 475.000 vào năm 2025. Số còn lại là sĩ quan và lính nghĩa vụ.
Tiêu chuẩn đặt ra cho binh sĩ hợp đồng được quy định trong Luật Nghĩa vụ Quân sự của Nga. Theo đó, một ứng viên phải đáp ứng các đòi hỏi về y tế đặt ra cho quân chủng mà họ lựa chọn, cũng như các tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể (như độ nhanh, dẻo dai, mạnh mẽ).
Trần tuổi là 40. Họ phải có bằng phổ thông và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra họ không được vướng án tích chưa xóa.
Nếu thỏa mãn tất cả các yêu cầu trên, nam giới Nga được hoan nghênh gia nhập quân đội ở cấp bậc binh nhì với mức lương khoảng 30.000 rouble (tương đương khoảng 500 USD) mỗi tháng.
Lương dành cho quân nhân chuyên nghiệp phụ thuộc vào khu vực, điều kiện phục vụ cũng như vị trí đảm nhiệm.
Đãi ngộ dành cho lính hợp đồng và trách nhiệm của họ
Một người ký hợp đồng với nhà nước Nga để làm quân nhân sẽ có địa vị pháp lý hoàn toàn khác so với một lính nghĩa vụ - người buộc phải dành trọn một năm trong đời mình để bảo vệ Tổ quốc.
Trên thực tế, lính hợp đồng hưởng quyền lợi tương tự như sĩ quan. Họ có giờ làm việc được xác định rõ. Họ có quyền sống trong một căn hộ thay vì trong trại lính. Họ có thể tự do ra vào doanh trại.
Bên cạnh đó, lính hợp đồng được trả lương hai lần trong tháng, không bị trì hoãn. Họ có hợp đồng ổn định và không phải lo lắng về ngày mai, về mức độ ổn định công việc.
Tuy nhiên ngoài những lợi thế này, họ cũng có một số bất lợi. Làm lính hợp đồng không giống như làm các nghề bình thường khác. Bạn không thể nói với sếp là “Không, tôi không thích làm cái này đâu” hoặc quyết định nhảy việc chỉ vì đã thấy chán. Khái niệm “phục vụ” ở đây không có nghĩa là tự do hoàn toàn, muốn làm gì thì làm. Khi chỉ huy ra lệnh xung phong, bạn sẽ phải xông ra khỏi chiến hào dưới hỏa lực súng máy của địch và tấn công vào quân thù. Không được phép thắc mắc.
Việc rèn luyện kỷ luật bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: đi lấy một thứ gì đó, hành quân dã chiến dài hàng kilomét, tập bắn, bảo dưỡng thiết bị, v.v..
Những ai lười nhác, phóng túng, hoặc bướng bỉnh nếu bất tuân thượng cấp hoặc vi phạm điều lệnh quân sự thì sẽ bị gửi tới một tiểu đoàn quân pháp nào đó để “cải tạo” – nơi đây giống một dạng nhà giam với những quy tắc tương tự như một nhà tù thông thường.
Những việc huấn luyện về mặt thể chất và tâm lý như trên là cần thiết phòng khi nổ ra chiến tranh hoặc một dạng khủng hoảng nào đó.
Tuy nhiên trước mắt Nga vẫn phải duy trì song song chế độ nghĩa vụ. Lính nghĩa vụ vẫn là lực lượng dự bị chính cho quân đội Nga trong trường hợp nổ ra chiến tranh. Lực lượng này được huấn luyện cả về thể chất và tâm lý để phục vụ trong môi trường quân đội. Họ biết cách bắn súng, vận hành trang thiết bị (tất nhiên về trình độ, họ có thể không bằng quân nhân chuyên nghiệp, người đã có nhiều năm trong quân ngũ). Điều quan trọng là họ hiểu thế nào là kỷ luật quân đội và mệnh lệnh quân sự.
Nga hiện chưa đủ khả năng để có một quân đội nhà nghề hoàn toàn mà sẽ phấn đấu dần dần để đạt được điều đó./.
Trong 2 ngày 17 và 18/6, Đảng bộ Sư đoàn 390, Quân đoàn 12 tổ chức đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại diện lãnh đạo Quân đoàn 12 dự và chỉ đạo đại hội.
Liên tiếp trong các ngày 13, 14 và 15/6, khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân ghi nhận sự xuất hiện của các thiết bị bay không người lái, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng không dân dụng và uy hiếp an toàn bay. Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đang khẩn trương siết chặt quản lý, rà soát, thống kê thiết bị bay và tăng cường tuyên truyền nhằm đáp ứng yêu cầu về vận hành an toàn hàng không.
Hướng tới mục tiêu tất cả công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đang cư trú, học tập, lao động trên địa bàn tỉnh đều được thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2, lực lượng công an trên địa bàn tỉnh đang tích cực vận động, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID, tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Ngày 13/6, Trung tâm thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã phối hợp cùng Sư đoàn 341 (Quân khu 4) tổ chức Lễ xuất quân chương trình "Học kỳ trong quân đội" đợt 1 năm 2025.
Trong 2 ngày 9 và 10/6, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra kết quả triển khai mệnh lệnh tác chiến phòng không bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và công trình trọng điểm quốc gia tại tỉnh Thanh Hóa. Tham gia đoàn kiểm tra có Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Cục trưởng Cục phòng không Lục quân; Đại tá Ngô Nam Cường, Phó Tư lệnh Quân khu 4. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Đại tá Vũ Văn Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Sáng ngày 04/6, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, Quân khu 4 và Trung đoàn 762, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ tuyên thệ chiến sỹ mới năm 2025.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tổ chức quân sự địa phương, Quân khu 4 đặc biệt chú trọng làm tốt công tác nhân sự. Mục tiêu là xây dựng bộ máy cơ quan Quân sự 2 cấp đi vào hoạt động hiệu quả.
Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn đã phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó góp phần vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước Việt Nam - Lào, 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đã tổ chức 3 đoàn công tác kiểm tra công tác triển khai tổ chức quân sự địa phương khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn.
Sáng ngày 28/5, tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Đoàn An điều dưỡng 296, Cục Chính trị, Tổng cục Hậu cầu - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (01/6/1955 - 01/6/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.