Linh hoạt điều hành lịch thời vụ và chọn giống lúa phù hợp trong sản xuất vụ mùa 2023
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, năm nay, do tình hình nắng hạn gay gắt, lượng mưa ít nên việc xuống giống vụ thu mùa gặp không ít khó khăn. Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và chủ động trong khâu sản xuất, các hợp tác xã sản xuất mạ khay và nông dân các địa phương đã sớm gieo mạ, tiến hành vệ sinh đồng ruộng và tập trung cải tạo đất để khi gieo cấy, cây lúa sẽ sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo kế hoạch, vụ thu mùa năm 2023, Thanh Hoá phấn đấu gieo trồng đạt 114 nghìn ha lúa. Trước tình hình nắng hạn trên diện rộng và có khả năng thiếu nước, ngành nông nghiệp đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, linh hoạt điều hành lịch thời vụ, kéo dài thêm thời gian xuống giống, qua đó bố trí giống phù hợp với từng vùng, từng chân ruộng.
Bà Đỗ Thị Hoa, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Năm nay thời tiết khá khắc nghiệt, dễ gây chết mạ, chúng tôi đã chủ động xuống giống sớm để có sản phẩm cung ứng cho nông dân. Hiện, mạ đã cung ứng tương đối đủ cho diện tích lớn".
Theo dự báo, mùa nắng nóng năm 2023 đến sớm và kết thúc muộn với thời gian nắng nóng kéo dài hơn trung bình nhiều năm. Theo đó, ngành nông nghiệp đưa ra khuyến cáo, bà con nông dân cần chú trọng chọn những giống lúa ngắn ngày, cứng cây ít đổ ngã, bên cạnh đó cần tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn theo nguyên tắc "4 đúng", thay thế phân vô cơ theo tỷ lệ phù hợp nhằm giảm chi phí sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thuỷ nông tập trung điều tiết nước đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt kết quả cao.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
8 tháng năm 2024: Cả nước xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD
Trong 8 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn, tăng gần 6%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam kỳ vọng cán mốc khoảng 8 triệu tấn trong năm nay, thu về hơn 5 tỷ USD.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội còn chậm
Bộ Xây dựng cho biết, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội mới giải ngân được trên 1.300 tỷ đồng, trong đó hơn 1.250 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, gần 50 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
Nông dân huyện Thọ Xuân khẩn trương gặt lúa mùa tránh bão
Để chủ động ứng phó với diễn biến của cơn bão số 3 và mưa lớn trong những ngày tới, huyện Thọ Xuân đã rà soát, kiểm tra phương tiện vật tư, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, huy động nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín.
Thanh Hóa thu hoạch gần 24.000 ha lúa mùa
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, để chủ động ứng phó với bão số 3, tính đến 8h30 ngày 06/9, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 24 nghìn ha lúa mùa.
Xuất khẩu sắt thép có tín hiệu tích cực tại các thị trường
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép đang có tín hiệu tích cực, với dự kiến mức tiêu thụ thép tăng 6,4% đạt gần 21,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm sẽ tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn trong năm nay.
Yên Định phấn đấu có 1.500 ha cây trồng vụ đông được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Vụ đông năm 2024 - 2025, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng 4.800 ha cây trồng trở lên, trong đó có 1.900 ha cây ngô, trên 100 ha cây đậu tương, 1.490 ha rau đậu các loại... Huyện đã xây dựng kế hoạch có 1.500 ha cây trồng vụ đông liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm ổn định giá trị sản phẩm.
Hơn 125.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông – lâm - thủy sản
Tính đến cuối tháng 8 năm 2024, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 125.000 tỷ đồng. Hiện, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông - lâm - thủy sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.