LIXIL Việt Nam gắn hoạt động doanh nghiệp với quá trình phát triển bền vững cộng đồng
LIXIL Việt Nam không chỉ được đánh giá là doanh nghiệp có đóng góp tích cực với xã hội mà còn có những chính sách phát triển, xây dựng bộ máy nội bộ đáng chú ý.
Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CR) là yếu tố ngày càng trở nên quan trọng để đánh giá một công ty. Ý thức được điều đó, LIXIL Việt Nam, tập đoàn hàng đầu về thiết bị vệ sinh và vật liệu xây dựng cho nhà ở luôn tích cực tham gia và khởi xướng nhiều hoạt động xã hội cũng như phát triển, hỗ trợ bộ máy nhân sự nội bộ, đặc biệt trong tình thế khó khăn như mùa đại dịch Covid-19.
Đối mặt với tình trạng dịch Covid-19 vẫn đang đe doạ tới sự bình yên của đất nước. Nhìn lại quãng đường cam go mà Chính phủ, các doanh nghiệp cùng người dân đồng lòng chống dịch, sự đoàn kết cùng tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” lại một lần nữa trở thành nguồn động lực lớn lao.
Nghĩ về quãng thời gian cùng công ty vượt qua khó khăn trong lần chống dịch trước, chị Trần Thị Thanh Mai (35 tuổi, nhân viên thiết kế phòng Marketing, công ty LIXIL Việt Nam), một nhân sự đã gắn bó với doanh nghiệp hơn nửa thập kỷ, coi đó là những trải nghiệm quý giá mang lại kinh nghiệm giúp chị vững vàng hơn khi đương đầu với đợt dịch bệnh này.
“Trước khi quyết định gắn bó cùng công ty, tôi cũng tìm hiểu và được biết những hoạt động cộng đồng của LIXIL qua báo chí. Cho tới khi trực tiếp trải nghiệm thêm cách công ty cùng người lao động vượt qua đại dịch, tôi càng cảm thấy may mắn khi được gắn bó, cống hiến cho nơi này”, chị Mai chia sẻ.
Chị cho biết, ngay khi có thông tin về dịch bệnh ở giai đoạn đầu, ban lãnh đạo của LIXIL Việt Nam đã tổ chức những buổi đào tạo kỹ năng làm việc online sớm để toàn bộ nhân viên tăng khả năng thích ứng với điều kiện làm việc từ xa, giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng. Nhờ vậy, trong suốt thời gian giãn cách, dù gặp nhiều khó khăn trong các khâu làm việc, chị Mai cùng các nhân viên LIXIL Việt Nam đều tuân thủ chỉ đạo giãn cách nghiêm túc mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc tại nhà.
“Với phương châm đặt con người lên hàng đầu, chúng tôi luôn cố gắng lắng nghe những khó khăn của nhân viên và hỗ trợ họ kịp thời. Để đảm bảo an toàn cho nhân viên LIXIL Việt Nam khi xảy ra đại dịch, ngoài việc phun thuốc khử trùng thường xuyên tại các nhà máy và văn phòng, chúng tôi còn đo nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ khẩu trang và ly uống nước cá nhân cho tất cả nhân viên LIXIL Việt Nam” ông Masahiko Hiramoto, Tổng giám đốc LIXIL Việt Nam cho biết.
Đối mặt với cuộc suy thoái chung, dù không tránh khỏi áp lực trong hoạt động kinh doanh, LIXIL Việt Nam vẫn được nhắc tên trên hầu khắp các mặt báo, khi hỗ trợ tất cả nhân viên số tiền 11 triệu đồng/ một người vô điều kiện. Sự thấu hiểu và sẻ chia này không chỉ làm ấm lòng những người đã và đang cống hiến cùng LIXIL Việt Nam, mà còn trở thành sự động viên và củng cố niềm tin rằng “không ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống dịch.
LIXIL Việt Nam cũng nỗ lực nâng cao nhận thức về vệ sinh và thói quen rửa tay của cộng đồng bằng việc lắp đặt 15 trạm rửa tay INAX tại 5 bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trong suốt hơn 20 năm hoạt động phát triển và gắn bó cùng dải đất hình chữ S này,
LIXIL Việt Nam cũng không ngừng hỗ trợ và khởi xướng nhiều hoạt động cộng đồng như học bổng cho sinh viên kiến trúc trên toàn quốc, tài trợ sản phẩm và xây dựng các công trình vệ sinh cho những hoàn cảnh khó khăn trên khắp Việt Nam... Trong đó, tiêu biểu là hoạt động tài trợ 9 năm liên tiếp cho chương trình "Trái tim cho em" do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức với tổng mức tài trợ lên tới 9,2 tỷ đồng, cứu sống hơn 230 bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Masahiko Hiramoto - Tổng giám đốc LIXIL Việt Nam - khẳng định: "Các em nhỏ chính là những mầm non của đất nước, là lực lượng sẽ kiến tạo nên sự phát triển trong tương lai của quốc gia. Vì vậy, chia sẻ, tạo động lực cho cuộc sống mới của các em cũng là góp phần xây dựng một tương lai ngày càng phát triển hơn. Đó cũng là những đóng góp mà chúng tôi muốn dành cho cộng đồng tại Việt Nam".
Không chỉ dừng lại ở những hành động đẹp ngoài xã hội, LIXIL Việt Nam còn vận động cán bộ, nhân viên của mình trực tiếp thu gom rác trên bãi biển bằng việc tổ chức “LIXIL Community Day” diễn ra hàng năm. Các thành viên đã tham gia hoạt động thu gom rác trên vỉa hè và tại bãi biển, nhổ cỏ trong bồn hoa, cây cảnh tại một số tuyến đường. Chương trình này không chỉ góp phần làm xanh, sạch môi trường mà còn góp phần tuyên truyền đến người dân về việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định.
Nằm trong mạng lưới hoạt động trên 150 quốc gia của LIXIL toàn cầu, các chương trình xã hội của LIXIL Việt Nam cũng hướng tới sứ mệnh chung của tập đoàn. Cụ thể, đó là luôn tận dụng chuyên môn và quy mô kinh doanh để theo đuổi các sáng kiến, tập trung vào 3 vấn đề xã hội cấp thiết, cũng là 3 trụ cột chiến lược của LIXIL trong phát triển bền vững, bao gồm “Cải thiện điều kiện vệ sinh toàn cầu, Bảo tồn nước và môi trường bền vững, Tính đa dạng và hòa đồng”...
Trên phạm vi toàn cầu, LIXIL cũng có những đóng góp thiết thực tới cư dân thế giới trong suốt hơn 100 năm qua. Tiêu biểu trong đó, LIXIL góp phần giải quyết thách thức về vấn đề vệ sinh, vấn đề liên quan đến Mục tiêu số 6 trong “Các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc” (SDG). Thông qua sự hợp tác với quỹ Bill and Melida Gates, “Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc” (UNICEF), cùng các tổ chức NGOs trên toàn cầu, LIXIL khởi xướng và cam kết chương trình chiến lược toàn cầu về cải thiện điều kiện vệ sinh và chất lượng sống cho 100 triệu người vào năm 2025. Đối với môi trường, LIXIL đã tiếp nhận Hiệp định Paris năm 2015 với mục tiêu phát triển các công nghệ tiết kiệm nước và giảm thải carbon, đặt mục tiêu đạt trung lập khí carbon (net-zero carbon) trong sản xuất thông qua các giải pháp về nhà ở và phong cách sống, cũng như trong vận hành kinh doanh và trở thành công ty dẫn đầu dựa trên mô hình bảo tồn nước và các nguồn nguyên liệu tự nhiên cho thế hệ tương lai vào năm 2050.
Trường Thịnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.