Loại cá vừa ngon lại rất tốt cho gan luôn sẵn có ở chợ Việt
Để cơ thể luôn mạnh khỏe cần bảo vệ gan mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc giúp gan hoạt động tốt hơn.
Cá chạch: món ăn thuần Việt tốt cho gan
Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng tập trung với mật độ dày đặc ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.
Có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch cơm (cũng gọi cá chạch bùn) là loại cá chiếm tỉ lệ áp đảo. Cá chạch đuôi chình hiếm nhất. Đặc biệt, ngư dân có thể dựa vào cách sinh hoạt của loài cá này mà dự đoán thời tiết. Cuối cùng, cá chạch lấu là loại to nhất, con trưởng thành nặng trung bình 2kg, dài từ 50 đến 70cm.
![]() |
Theo phân tích, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác.
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, thịt cá chạch còn là kho thuốc quý. Theo Đông y, cá chạch có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống lão hóa, tráng dương, cường lực, thanh nhiệt, cần thiết cho người già. Cá chạch bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận trừ thấp, giúp tiêu độc, điều trị vàng da cho người bệnh gan, bảo vệ tế bào gan, làm hạ men gan tương đối tốt. Đối với trường hợp viêm gan mạn tính, cá chạch cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, theo dân gian, nhớt cá chạch cũng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, kháng khuẩn...
Một nghiên cứu được thực hiện trên 40 bệnh nhân bị viêm gan virus sử dụng bài thuốc Đông y có thành phần chính là cá chạch đã cho kết quả đầy triển vọng. Theo đó, sau một thời gian sử dụng bài thuốc này, có 24 bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, chức năng gan hồi phục; 11 bệnh nhân triệu chứng được giảm nhẹ đáng kể, chức năng gan cải thiện nhiều. Kết luận, bài thuốc đạt hiệu quả đến 87.5%.
Tránh ăn gì để tốt cho gan?
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho gan, có một số đồ ăn, thức uống cần tránh nếu không muốn mắc các bệnh lý về gan:
![]() |
- Rượu bia: Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Uống rượu thường xuyên khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để lọc độc dễ dẫn tới tổn thương hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Khiến cơ quan tiêu hóa nóng hơn bình thường khiến các chức năng của những cơ quan này bị giảm, mất chức năng cân bằng.
- Thức ăn nhanh: Cần kiêng những thực phẩm này vì chúng có chứa chất bảo quản, nhiều dầu mỡ và cholesterol xấu. Chúng không chỉ là kẻ thù với gan mà còn với cả những bộ phận khác trên cơ thể.
- Muối: Ăn nhiều muối dẫn tới tăng huyết áp và nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Do đó, nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.
- Măng tươi: Tuy là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không nên ăn quá nhiều măng tươi vì không tốt cho gan. Trong măng tươi có chứa hàm lượng chất cyanide rất cao. Khi vào trong cơ thể cyanide bị chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) - một chất gây hại cho gan.
- Thịt đỏ: Ăn nhiều thịt đỏ có chứa nhiều chất béo no, cholesterol xấu. Để phân giải chúng, gan và thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, chịu nhiều áp lực hơn.
Ngoài ra, cần hạn chế hút thuốc lá và hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh vì đa phần chúng đều ảnh hưởng không tốt tới gan. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tập cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh căng thẳng quá mức,…
Minh Nhật/Dân trí
Tổng hợp
Đọc thêm

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.