ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc trường chinh bảo vệ Tổ quốc 70 năm trước

Sau tiếng đại bác mở màn ở Thủ đô đêm 19/12/1946 với tinh thần hiến dâng tất cả vì độc lập dân tộc, Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vang lên trên sóng phát thanh, cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp.

19/12/2016 09:13
a.jpg

Sau lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chính quyền cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, cùng lúc phải giải quyết nạn đói, nạn mù chữ,... đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối phó với "thù trong giặc ngoài". Trong ảnh, thực dân Pháp ngày 23/9/1945 nổ súng đánh chiếm Sài Gòn.

Đây là một trong số hàng chục tư liệu, hiện vật được trưng bày trong triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược" nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2016), đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

b.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện Chính phủ Pháp cùng đại diện các nước đồng minh nghe đọc văn bản Hiệp định sơ bộ trước khi được ký kết tại Hà Nội ngày 6/3/1946. Với hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, tài chính và quân đội riêng nhưng vẫn nằm trong Khối Liên hiệp Pháp; Việt Nam chấp thuận để 15 nghìn quân Pháp được vào Miền Bắc để thay thế quân đội Trung Hoa và sẽ phải rút hết sau thời hạn 5 năm; Hai bên đình chiến để mở đàm phán chính thức. Hiệp định sơ bộ là sự nhân nhượng của Việt Nam khi chúng ta phải chấp nhận một nền độc lập hạn chế và một nền thống nhất có điều kiện.

c.jpg
Đoàn đại biểu Việt Nam tại hội nghị Fontainebleau - Pháp năm 1946. Ngày 31/5/1946, phái đoàn chính phủ nước ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn lên đường sang dự hội nghị đàm phán chính thức giữa Việt Nam và Pháp tại lâu đài Fontainebleau từ 6/7 - 10/9/1946 bàn về các nội dung chính: Địa vị của Việt Nam trong Khối Liên hiệp Pháp; Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước; Tổ chức giữa các xứ trong liên bang Đông Dương; Việc thống nhất 3 Kỳ của Việt Nam qua việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ. Tuy nhiên kết thúc đàm phán không đạt được kết quả mong muốn, ngày 13/9/1946 đoàn Việt Nam lên đường về nước.

d.jpg
Trong thời gian ở thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp M. Moutet đại diện chính phủ Pháp đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và đã ký Tạm ước Việt - Pháp ngày 14/9/1946. Tạm ước này chỉ là giải pháp tình thế. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ vấn đề độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước không thể giải quyết thông qua đàm phán.

e.jpg

Bút tích "Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946.

Ra đời trong hoàn cảnh Chính quyền cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, cùng lúc phải giải quyết nạn đói, nạn mù chữ,... đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, "Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến" là quyết định kịp thời mang tính chiến lược với ý chí: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Lời kêu gọi với chỉ 198 chữ nhưng đã thể hiện một cách rõ ràng đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và phương châm dánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

g.jpg

Nhân dân Tây Nguyên biểu tình chống thực dân Pháp xâm lược đáp ứng "Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

h.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh sau giờ làm việc tại làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang năm 1947. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Sảo từ 2/4 - 19/5/1947. Trong thời gian làm việc tại đây, Bác đã chủ trì nhiều hội nghị quan trọng.

i.jpg

k.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng tài chính Lê Văn Hiến giao ước thi đua, tăng gia sản xuất tại Chiến khu Việt Bắc. Sau khi các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, khu giải phóng cũ trở thành trung tâm lãnh đạo kháng chiến cả nước. Cùng với việc kiện toàn bộ máy Đảng bộ và chính quyền các cấp, thực hiện giảm tô, giảm tức... phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, thực hiện kinh tế tự cấp, tự túc phá vỡ cuộc bao vây phá hoại kinh tế của địch.

l.jpg
Nhân dân Pháp tuần hành đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954.

m.jpg

Bộ đội Việt Nam và bộ đội Lào gặp nhau sau một chiến thắng quan trọng.

n.jpg
Trên đường đi chiến dịch biên giới 9/1950, nơi nghỉ chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi là nhà dân, khi là hang núi, khi là lán dựng tạm ven đường.

10.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội và du kích đã tham gia chiến dịch biên giới đóng tại huyện Phục Hòa, Cao Bằng, tháng 3/1951. Sau gần 8 năm kháng chiến, đến năm 1953, thế chiến lược trên chiến trường Việt Nam đã thay đổi căn bản: quân ta giành thế chủ động, quân viễn chinh Pháp lâm thế bị động. Để cứu vãn tình thế, tạo ra thắng lợi quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi, ngày 7/5/1953, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân viễn chinh, thông qua kế hoạch Navarre.

11.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, tháng 9/1954.

12.jpg

Ngày 18/9/1954, khi đến thăm và nói chuyện với cán bộ chiến sỹ đơn vị bộ đội tình nguyện chiến đấu ở Lào mới về tại xã Chân Mộng, huyện Phù Ninh, Phú Thọ, Bác căn dặn các công việc mà đơn vị cần phải làm để thực hiện tốt nghĩa vụ giúp đỡ các nước anh em.

13.jpg

Từng đoàn xe đạp từ các tỉnh khu VI thồ hàng phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng lịch sử này là đòn quyết định tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện cuộc chiến, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

14.jpg

Nhân dân Thủ đô Hà Nội đón bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954.

Hữu Nghị/ Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

09:07 , 06/05/2025

Sau đây là Toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân

20:49 , 05/05/2025

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Thành phố Thanh Hóa hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 15/6/2025

Thành phố Thanh Hóa hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 15/6/2025

20:15 , 05/05/2025

Chiều ngày 5/5, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa về công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố năm 2025 và các nội dung công việc chuẩn bị kết thúc tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.

UBND tỉnh nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa

UBND tỉnh nghe báo cáo về dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa

20:05 , 05/05/2025

Chiều ngày 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa giai đoạn 1 tại huyện Triệu Sơn và thành phố Thanh Hóa.

Đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa

Đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa

20:00 , 05/05/2025

Sáng ngày 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, khắc phục các tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động khai thác khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa  XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

19:55 , 05/05/2025

Sáng ngày mùng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

09:31 , 05/05/2025

(Chinhphu.vn) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 5/5

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 5/5

08:00 , 05/05/2025

Sáng ngày 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc.

Hoãn lịch tiếp công dân định kỳ ngày 05/05/2025 của Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh

Hoãn lịch tiếp công dân định kỳ ngày 05/05/2025 của Đoàn ĐBQH và Thường trực HĐND tỉnh

20:48 , 04/05/2025

Thông báo về việc hoãn lịch tiếp công dân định kỳ ngày 05/05/2025 của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Sau sáp nhập, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm hành chính công

Sau sáp nhập, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có một trung tâm hành chính công

09:00 , 04/05/2025

Bộ Nội vụ cho biết, sau sáp nhập xã, kết thúc hoạt động cấp huyện, mỗi xã, phường, đặc khu sẽ có 1 trung tâm hành chính công để tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử; giải quyết các thủ tục hành chính...