ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Luật Căn cước 2023 – công cụ pháp lý quan trọng hình thành công dân số, hội nhập quốc tế

Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước năm 2023 với rất nhiều điểm mới, nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số Quốc gia, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ đối với công tác quản lý dân cư và bảo mật thông tin cá nhân của người dân. Tuy nhiên, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất các quy định của bộ Luật này nhằm tạo dư luận xấu để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Tuyết Hạnh – Linh Sơn

01/07/2024 11:27

Với việc điều chỉnh tên gọi "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước", các thế lực thù địch, phản động, các phần tử chống đối đã xuyên tạc, rêu rao rằng chúng ta đang quay lại làm căn cước như thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước ngày 30/4/1975. Tuy nhiên, về bản chất, tên gọi Luật Căn cước bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, phù hợp với yên cầu quản lý, khai thác, sử dụng các giao dịch của người dân. Tại một số quốc gia trên thế giới cũng có cách gọi tên ngắn gọn là căn cước. Và sự điều chỉnh này xuất phát từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý dân cư, mở rộng đối tượng cho trường hợp "công dân gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam không có quốc tịch".

Luật Căn cước 2023 – công cụ pháp lý quan trọng hình thành công dân số, hội nhập quốc tế- Ảnh 1.

Một số phần tử xấu còn xuyên tạc rằng việc ban hành Luật Căn cước là do ý chí áp đặt của Bộ Công an. Trên thực tế, đây là nội dung nằm trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Quá trình xây dựng được thực hiện bài bản, khoa học, đúng quy trình, quy định; lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia và sự phản hồi của các tầng lớp Nhân dân, tham khảo luật pháp quốc tế, được Quốc hội thảo luận dân chủ, kỹ càng trước khi bỏ phiếu thông qua với sự đồng thuận rất cao của các Đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch cũng cố tình xuyên tạc, bịa đặt, cho rằng: "Luật Căn cước công dân mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước"; "tốn kém thời gian, công sức"... Tuy nhiên, thông tin này là hoàn toàn bịa đặt. Chúng đánh vào tâm lý ngại thay đổi của người dân để tạo nên dư luận trái chiều, chống đối việc triển khai chiến dịch cấp thẻ căn cước. Về vấn đề này, tại Điều 46 dự thảo "Luật Căn cước" đã quy định rõ: Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ; chỉ khi nào căn cước công dân hết giá trị sử dụng hay người dân có nhu cầu hoặc bị mất, hỏng thì được đổi sang thẻ căn cước theo luật mới. Việc thay đổi mẫu thẻ căn cước công dân không tác động đến những người đã được cấp thẻ căn cước công dân hiện nay.

Luật Căn cước 2023 – công cụ pháp lý quan trọng hình thành công dân số, hội nhập quốc tế- Ảnh 2.

So với bộ Luật Căn cước công dân 2014, Luật Căn cước 2023 đã quy định một số điểm mới được đánh giá là ưu việt hơn hẳn. Trong đó, đáng chú ý là việc mở rộng đối tượng áp dụng nhằm đảm bảo tính ngang bằng về quyền lợi cho mọi công dân sinh sống và làm việc trên đất nước Việt Nam. Đại tá Phùng Xuân Tiến, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Một điểm mới rất quan trọng của Luật Căn cước 2023 chính là bổ sung việc cấp giấy chứng nhận căn cước, tức là cấp mã công dân cho những người Việt Nam chưa xác định được Quốc tịch. Điều này xuất phát từ một thực tế là hiện nay có rất nhiều người là công dân Việt Nam, nhưng đã bị đưa sang nước ngoài từ nhỏ trong các vụ mua bán người, rồi quay trở về nước nhưng sinh sống ở nước ngoài hầu hết là sống chui lủi, ở những vùng sâu vùng xa, không có giấy tờ tùy thân. Và chính vì thế nên việc đi làm ở quê hương là rất khó, rồi thủ tục hành chính khi kết hôn, sinh con cũng khó khăn theo. Với quy định mới này, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp, họ có đủ giấy tờ tùy thân để đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp".

Không chỉ cấp căn cước cho người Việt Nam chưa xác định được Quốc tịch, theo quy định của Luật Căn cước 2023, từ 1/7/2024, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, kể cả trẻ em cũng sẽ được thu nhận các thông tin để thực hiện cấp thẻ Căn cước nếu có nhu cầu, từ đó đem lại nhiều tiện lợi cho người dân khi thực hiện một số giao dịch dân sự. Em Lê Nguyễn Quỳnh Anh, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nghe các chú công an tuyên truyền về căn cước, em thấy rất thuận tiện trong việc đi du lịch, đi khám bệnh và đi thi cho các cuộc thi, bởi vì không phải đem theo nhiều giấy tờ như khai sinh hay nhiều thủ tục khác".

Luật Căn cước 2023 – công cụ pháp lý quan trọng hình thành công dân số, hội nhập quốc tế- Ảnh 3.

Mẫu thẻ và thông tin trên thẻ căn cước theo Luật Căn cước 2023 cũng là nội dung các đối tượng thù địch, thiếu thiện chí tập trung xuyên tạc. Chúng khẳng định: việc thu thập các thông tin sinh trắc học, và tích hợp thông tin trên thẻ căn cước là để thâu tóm, giám sát Nhân dân, đi ngược lại với xu hướng phát triển chung trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Anh Vũ Trọng Trường Sơn, xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi đến làm thủ tục khai sinh cho con. Ngày xưa thì phải mang nhiều giấy tờ như chứng sinh, rồi đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu gia đình mới làm được, giờ chỉ cần căn cước và giấy chứng sinh, hệ thống tra ra được hết thông tin vợ tôi rồi gia đình tôi, nên làm một lúc được cả thủ tục khai sinh, khai bảo hiểm cho con, tôi thấy rất thuận tiện".

Bà Catherine Albo, Cộng hòa Philippines cũng cho biết: "Ở Philippine chúng tôi có 2 loại thẻ định danh cá nhân, 1 cái thẻ thì là thẻ công dân có tích hợp các thông tin như giấy phép lái xe. Loại thẻ này được sử dụng cho công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ tư cách bỏ phiếu và khi bỏ phiếu phải có thẻ này thì lá phiếu của công dân mới có giá trị. Một loại thẻ khác là thẻ an sinh xã hội, chứa đựng số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và mã số thuế của công dân. Tôi nghĩ là Việt Nam mà tích hợp được mọi thông tin vào 1 thẻ cứng thì rất là thuận tiện cho người dân khi mà giao dịch các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước".

Luật Căn cước 2023 – công cụ pháp lý quan trọng hình thành công dân số, hội nhập quốc tế- Ảnh 4.

Ông Ruben Bantoto, người Philippine

Việc thu nhận các thông tin sinh trắc học như mống mắt, ADN và giọng nói cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Ông Ruben Bantoto, người Philippine cũng chia sẻ: "Theo quan điểm cá nhân tôi, tôi cho rằng việc Luật mới của Việt Nam cấp căn cước cho hầu hết các đối tượng, và tích hợp toàn bộ thông tin cá nhân trên 1 thẻ duy nhất, rồi chứa đựng các thông tin như mống mắt, ADN là 1 bước tiến lớn cả về công nghệ và phương thức quản lý, hơn cả Philippine, vì hiện ở Philippine thì công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang phải sử dụng song song 2 loại thẻ. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống trang thiết bị rất hiện đại và phải đồng bộ các dịch vụ với nhau thì mới khai thác được hết nguồn dữ liệu".

Người dân cần hết sức tỉnh táo trước các luận điệu xuyên tạc, nhìn nhận rõ bản chất của vấn đề, nắm bắt các quy định của Luật Căn cước 2023 để chủ động bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình liên quan đến giấy tờ tùy thân và các thủ tục hành chính đi kèm.

Nguồn: Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày 10/6/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn

"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn

11:10 , 06/10/2024

Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ trong việc gieo những "hạt giống đỏ" ở miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh, để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên".

Huyện Nông Cống phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong trường học

Huyện Nông Cống phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong trường học

09:31 , 03/10/2024

Những năm qua, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong trường học, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.

Đảng bộ huyện Đông Sơn quan tâm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Đảng bộ huyện Đông Sơn quan tâm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

09:19 , 03/10/2024

Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực từ xã hội, cùng với nguồn lực của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh; ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 với mục tiêu phấn đấu đến ngày 30 tháng 9 năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ngay sau khi Chỉ thị 22 được ban hành, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đông Sơn đã khẩn trương triển khai thực hiện với mục tiêu kiên cố hoá nhà ở cho 100% hộ dân trên địa bàn huyện, không để hộ dân nào phải sống trong những ngôi nhà dột nát, mất an toàn.

Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong công tác phòng chống thiên tai

Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong công tác phòng chống thiên tai

11:50 , 02/10/2024

Từ đầu tháng 9 tới nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá phải chịu ảnh hưởng liên tiếp của 2 cơn bão số 3 và số 4. Nhiều đợt mưa lớn, lũ kéo dài đã gây ngập lụt các vùng trũng thấp, khu vực ven sông, bãi sông và sạt lở ở nhiều huyện miền núi, đe doạ sự an toàn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Vậy nhưng, với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự đồng lòng vào cuộc có trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Thanh Hoá đã hạn chế tối đa được thiệt hại về tài sản và bảo vệ tính mạng cho Nhân dân.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả báo cáo UPR chu kỳ 4 đối với Việt Nam

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua kết quả báo cáo UPR chu kỳ 4 đối với Việt Nam

11:46 , 02/10/2024

Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam.

Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ "Vì Nhân dân quên mình"

Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ "Vì Nhân dân quên mình"

11:25 , 02/10/2024

Để thực hiện bằng được mưu đồ lật đổ chính quyền Nhân dân Việt Nam theo chiến lược "diễn biến hòa bình", một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị tích cực thúc đẩy là phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với quân đội trong tình hình mới, làm biến chất một đội quân vốn từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu trở thành một đội quân đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Càng vào những lúc Tổ quốc gặp khó khăn, chúng lại càng ra sức xuyên tạc, đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu sai trái. Nhưng thực tế cho thấy, chính vào thời điểm gian khó ấy, hình ảnh của những người lính Cụ Hồ lại càng hiển hiện rõ nét, tình cảm quân – dân lại càng gắn bó, bền chặt hơn.

Công khai, minh bạch việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí ủng hộ bão lũ tạo niềm tin trong Nhân dân

Công khai, minh bạch việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí ủng hộ bão lũ tạo niềm tin trong Nhân dân

18:43 , 28/09/2024

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, vừa qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải công khai danh sách và số tiền các tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Việc làm này đã thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội và nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân. Qua đó, người dân càng yên tâm, tin tưởng hơn khi thấy tấm lòng của mình đã được gửi đến đúng địa chỉ, đến tận tay người dân bị thiệt hại.

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

18:22 , 28/09/2024

Thành phố Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.

Đảng bộ xã Quảng Thạch phát huy truyền thống 70 năm thành lập

Đảng bộ xã Quảng Thạch phát huy truyền thống 70 năm thành lập

14:27 , 28/09/2024

Xã Quảng Thạch là một xã ven biển có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, yêu nước, cách mạng của huyện Quảng Xương. Đặc biệt, từ năm 1954, Chi bộ Đảng Quảng Thạch ra đời đánh dấu bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, Quảng Thạch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của tỉnh, của đất nước.

Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng chính quyền vững mạnh

Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng chính quyền vững mạnh

13:20 , 28/09/2024

Xác định xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã luôn chú trọng triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực nhằm từng bước xây dựng bộ máy chính quyền các cấp không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.