ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lực lượng có thể xoay chuyển tình hình Myanmar hậu đảo chính

Các nhóm dân tộc thiểu số có lực lượng vũ trang và chính quyền riêng có thể trở thành yếu tố định đoạt lại tình hình Myanmar sau khi quốc gia này chìm trong hỗn loạn vì cuộc đảo chính quân sự.

05/03/2021 17:43

Ngày 1/2, viện dẫn cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, quân đội Myanmar đã bắt giữ các lãnh đạo dân sự và giành quyền kiểm soát đất nước. Kể từ đó, hàng trăm nghìn người Myanmar đã xuống đường biểu tình mỗi ngày để phản đối cuộc đảo chính của quân đội.

Người biểu tình xuống đường phản đối đảo chính quân sự (Ảnh minh họa: Reuters)
Người biểu tình xuống đường phản đối đảo chính quân sự (Ảnh minh họa: Reuters)

Khoảng 54 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình diễn ra trong những ngày qua và Myanmar bị đẩy vào tình trạng bất ổn và rối ren. Các phong trào xuống đường, đình công làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực dịch vụ dân sự, ngân hàng và làm tê liệt giao thông công cộng. Căng thẳng vẫn đang có xu hướng leo thang.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng phong trào biểu tình này sẽ không thể kéo dài mãi. Myanmar là một quốc gia đang gặp khó khăn và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, vì vậy, hầu hết mọi người không thể đình công, bỏ việc trong một thời gian dài vì phải lo tiếp tục kiếm kế sinh nhai.

Trong khi đó, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) - đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bị quân đội tố là gian lận - được cho đang trong tình cảnh rối ren sau khi lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị bắt giữ và nhiều nghị sĩ của NLD cũng đang phải tạm lánh.

Trong tình hình này, cựu cố vấn chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Philipp Annawitt, người từng làm việc ở Myanmar từ năm 2015-2020, cho rằng một trong những lực lượng có thể làm xoay chuyển tình thế là các nhóm dân tộc thiểu số ở nước này.

Theo ông Annawitt, các nhóm dân tộc thiểu số có thể là yếu tố quyết định số phận của cuộc đảo chính. Myanmar có 130 nhóm dân tộc được công nhận, trong đó người Miến là dân tộc đông dân nhất. Người Miến chiếm đa số trong lực lượng của quân đội và NLD và sinh sống chủ yếu tại các khu vực dọc sông Irrawaddy thuộc khu vực trung tâm của đất nước. Trong khi đó, các nhóm thiểu số thường phân bổ hầu hết ở các khu vực nằm sát biên giới.

Các nhóm thiểu số đều có đảng chính trị riêng, lực lượng vũ trang riêng và vẫn trong quá trình đấu tranh với quân đội Myanmar để giành thêm quyền tự chủ. Nhiều nhóm dân tộc thậm chí còn đang quản lý các vùng lãnh thổ nằm ngoài tầm ảnh hưởng của chính phủ trung ương.

Theo Nikkei, cả chính phủ quân đội và phía NLD đều cần sự ủng hộ của các nhóm thiểu số. Theo ông Annawitt, phía quân đội nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ phía các nhóm dân tộc thiểu số ở phía tây. Trong khi đó, ở phía bắc, các nhóm vũ trang dân tộc hầu như không quan tâm tới vụ chính biến.

Giới quan sát cho rằng, NLD có thể hướng về phía đông để tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhóm dân tộc thiểu số phản đối mạnh mẽ cuộc đảo chính như Karen, Mon, Karenni và Shan. Nhiều nhóm đã kêu gọi người dân chống lại đảo chính. Một nhóm gồm 10 lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số đã tuyên bố họ sẽ hỗ trợ người biểu tình "bằng mọi phương pháp có thể".

Theo Nikkei, NLD trong thời gian qua đã có động thái mà giới quan sát nhận định là họ muốn lập một liên minh với các nhóm dân tộc thiểu số để tạo nên đối trọng với phía quân đội.

Mặt khác, một thành viên của một nhóm vũ trang hoạt động ở vùng đông nam Myanmar nói rằng lực lượng này phản đối đảo chính, sẵn sàng hợp tác nhưng không chỉ để giúp NLD quay lại nắm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc NLD có thể sẽ phải chấp nhận nhượng bộ một phần quyền lực cho các nhóm nếu họ giành lại được quyền điều hành đất nước.

Theo giới chuyên gia, trước áp lực từ phong trào biểu tình, sự phối hợp từ các nhóm vũ trang, áp lực từ cộng đồng quốc tế, có thể xảy ra một kịch bản rằng quân đội Myanmar sẽ hướng tới giải pháp hòa bình để tháo gỡ căng thẳng.

Theo Đức Hoàng/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine

11:13 , 21/05/2025

Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước

11:12 , 21/05/2025

Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới

11:10 , 21/05/2025

Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle

11:08 , 21/05/2025

Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp

08:10 , 21/05/2025

Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ

08:07 , 21/05/2025

Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro

08:03 , 21/05/2025

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội

08:03 , 21/05/2025

Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit

08:02 , 21/05/2025

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine

18:19 , 19/05/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.