Lung linh danh thắng hồ Bến Quân
Xã Hà Long huyện Hà Trung nổi tiếng là vùng đất quý hương – nơi phát tích của vương triều Nguyễn với 9 đời chúa, 13 đời vua, hình thế núi non, sông hồ uốn lượn như rồng cuộn, hổ ngồi, cùng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di tích hồ Bến Quân, luôn là niềm tự hào của người dân Hà Long bao đời nay.
Nằm giữa một vùng cảnh quan núi non bao quanh, trước mặt là ruộng đồng xanh ngát, nếu như ví thiên nhiên đất quý hương Gia Miêu như một bức tranh thì hồ Bến Quân chính là nét chấm phá ấn tượng điểm tô cho bức tranh sơn thủy thêm hữu tình.

Hồ Bến Quân thuộc cụm di tích lịch sử văn hóa danh thắng Hà Long (gồm đền Đức Tôn, đền Rồng, đền Nước. Hồ Bến Quân đã được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 1993. Hồ có tổng diện tích 57,7 ha, đây là hồ chứa nước lớn có dung tích khoảng 2,4 triệu m3, chiều cao đập 10,11m, chiều dài đập 1,3km. Hồ đã được đầu tư sửa chữa nâng cấp nhiều lần, năng lực thiết kế đảm bảo cấp tưới nước cho khoảng 500 ha, hiện đang tưới ổn định cho khoảng 352 ha đất nông nghiệp của xã Hà Long. Không chỉ có cảnh quan tươi đẹp, có đồi núi, cây xanh, nước trong, gió mát, hồ còn có nguồn lợi thủy sản phong phú, đặc biệt là giống cá leo ở hồ khá nhiều, thịt ăn rất thơm và ngon...

Hồ Bến Quân
Với địa hình tự nhiên cao dốc, không bao giờ bị ngập úng, song đồng đất xã Hà Long khi xưa thường xuyên xảy ra hạn hán, bởi vậy mỗi năm chỉ cấy được một vụ mùa. Dù dùng nhiều biện pháp khắc phục hạn, đào mương khơi nước… song vẫn không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Với ý thức "phải đi lên từ thủy lợi", ngày 3-2-1970, cả xã Hà Long đã rầm rập ra quân thực hiện đắp đập Bến Quân đông như ngày hội. Sau gần 5 tháng thi công, với 1.200 người, đóng góp 40 vạn ngày công, đào đắp hơn 50 vạn m3 đất đá, xã Hà Long đã làm nên chuyện thần kỳ: Chặn đứng nguồn nước từ hai ngã sông chảy lại, tại ngã ba Bến Quân, trên thượng nguồn sông Long Khê. Không ai có thể tả hết nỗi vui mừng của toàn thể cán bộ và Nhân dân trong xã, khi dòng nước dâng lên chảy vào đồng ruộng.

Sau nhiều lần tu bổ, hồ Bến Quân đã cơ bản hoàn thành kiên cố. Nhờ chủ động được nguồn nước, xã Hà Long có điều kiện không ngừng nâng cao diện tích cây trồng. Từ chỗ chỉ cấy được một vụ, sau khi đắp đập hồ Bến Quân, xã Hà Long đã cấy được hai vụ ăn chắc, đồng thời tạo độ ẩm cho các loại cây trồng khác tươi tốt, tạo nguồn nước ngầm cho ao, hồ, giếng khơi không bao giờ vơi cạn.
MC Phương Liên trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Lê, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung
Từ hồ nước tự nhiên, trữ lượng nước không lớn, với bàn tay, khối óc, sức lực và khát vọng của bao người, công trình đập nước hồ Bến Quân sau khi xây dựng thành công đã giúp nước "dâng" lên, nâng trữ lượng nước chứa lên 2 triệu m3, đảm bảo tưới tiêu cho dân sinh và sản xuất của cả vùng đất quý hương rộng lớn.

Sau khi được tu bổ, tôn tạo, hồ Bến Quân không chỉ góp phần phục vụ tưới tiêu cho cây trồng mà còn hướng tới phát triển du lịch. Hồ Bến Quân sẽ được kết nối với các điểm di tích, danh thắng nổi tiếng của huyện Hà Trung như: Quần thể di tích lăng miếu Triệu Tường (xã Hà Long), đền Hàn Sơn (xã Hà Sơn), đền Trần (xã Yên Dương), đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc), Ly cung Nhà Hồ (xã Hà Đông) để trở thành chuỗi du lịch tâm linh và sinh thái hấp dẫn trong tương lai.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.