Lưu ý trong việc phòng và điều trị bệnh mỡ máu
Máu nhiễm mỡ là chứng bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Một thực tế đáng lo ngại là bệnh này ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ em, nhất là trẻ thừa cân, béo phì. Tình trạng mỡ máu cao trong thời gian dài và không được phát hiện, điều trị kịp thời là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn,dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là là đột biến gen hoặc di truyền; bên cạnh đó còn do lối sống ít vận động, thừa cân, béo phì; ăn nhiều chất béo bão hòa (có nhiều trong thịt bò, trâu, mỡ động vật…) nghiện rượu, hút thuốc lá,….

Máu nhiễm mỡ gây lắng đọng cholesterol ở thành động mạch và hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch. Lâu ngày, lưu lượng máu chảy qua động mạch bị ảnh hưởng, không mang đủ máu đến các bộ phận khác trong cơ thể, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tắc động mạch chi dưới…
Ông Hoàng Văn Tuấn ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc năm nay 62 tuổi nhưng suốt hơn 10 năm nay phải sống chung với bệnh máu nhiễm mỡ.

Hàng tháng, ông Tuấn vẫn mua thuốc để uống nhưng bệnh không thuyên giảm, cộng thêm nhiều bệnh nền khác như tiểu đường, gout, cao huyết áp… khiến sức khỏe của ông ảnh ngày càng sa sút. Cách đây ít ngày, ông thấy chóng mặt, khó thở, đau tức ngực dữ dội và buộc phải nhập viện. Các bác sỹ kết luận, ông bị biến cố mạch vành do rối loạn mỡ máu tăng cao, các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch vành, cản trở sự lưu thông của máu nên bắt buộc phải đặt stent.
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Nhiều trường hợp phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Khi mắc bệnh rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng giống nhiều bệnh lý khác như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp...Bệnh nặng sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm như: huyết áp cao, đau tim, xơ vữa động mạch... khiến việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Bác sĩ CK 1 Nguyễn Văn Công, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
Để hạn chế mỡ máu cao, mỗi người cần cân bằng lại khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, chọn các chất béo lành mạnh, giảm lượng thức ăn có chất béo bão hòa như mỡ động vật, các thực phẩm chiên rán, tăng cường thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích và các loại hạt… Bổ sung thêm chất xơ hòa tan có trong yến mạch, trái cây, rau, đậu...

Bên cạnh đó, cũng nên tăng cường các hoạt động thể lực, bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và kiểm soát cân nặng. Khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm các thông số lipid máu để phát hiện sớm các rối loạn mỡ máu, từ đó có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.

Bộ Y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm
Để tiếp tục chủ động phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.