Lý do Bộ Y tế chưa công bố hết dịch COVID-19
Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế khẳng định, chưa công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam.
![]() |
Về căn cứ pháp lý
Bộ Y tế cho biết, việc công bố dịch, công bố hết dịch tại Việt Nam quy định tại Mục 1, Chương IV, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 và Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28.01.2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện:
- Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày.
Tại Việt Nam, ngày 01.4.2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc thay thế Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01.02.2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Đánh giá dịch COVID-19 của WHO
- Nhận định virus SARS-CoV-2 là virus đường hô hấp mới, chưa hình thành được tính sinh thái và virus tiếp tục biến đổi, khó dự báo được.
- Các khuyến cáo chính bao gồm: tăng cường đáp ứng quốc gia thông qua điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị, đáp ứng theo những ưu tiên, kịch bản của Kế hoạch chiến lược chuẩn bị và đáp ứng COVID-19 của WHO năm 2022.
- WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên chuẩn bị mở rộng các biện pháp xã hội khi cần thiết, đảm bảo các dịch vụ y tế thiết yếu, các dịch vụ xã hội, giáo dục... Tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: sử dụng khẩu trang, ở nhà khi có triệu chứng của bệnh, tăng cường vệ sinh tay, thông thoáng khí.
Đánh giá dịch COVID-19 tại Việt Nam
Tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước có xu hướng gia tăng trở lại, virus liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Khó khăn khi công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Khi tình huống dịch xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế khi đó việc kích hoạt đáp ứng với các biện pháp y tế, xã hội sẽ trở nên bị động.
- Nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 không được hưởng chế độ phụ cấp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bệnh sẽ không được hưởng chi trả điều trị COVID-19 miễn phí, đặc biệt là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
- Không có cơ chế áp dụng đặc thù đối với vaccine phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.
- Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không được quan tâm đúng mức cũng như người dân sẽ chủ quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động các biện pháp phòng chống dịch.
- WHO vẫn còn cảnh báo tình trạng đại dịch trên toàn cầu và tại Việt Nam (quốc gia thành viên của WHO) vẫn còn ghi nhận số mắc cao hàng ngày tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Do đó phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo các khuyến cáo của WHO.
Việc duy trì công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ huy động được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị tham gia vào công tác chống dịch, bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động chống dịch không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Trong thời gian chưa công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng, chống dịch, nhất là những nơi đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 với số mắc, tử vong ở mức thấp trong thời gian dài và có khả năng đáp ứng tốt, sẽ thực hiện đánh giá ngưỡng kiểm soát dịch theo các tiêu chí để quyết định các biện pháp đáp ứng phù hợp.
Đối với trường hợp đạt các tiêu chí dưới ngưỡng kiểm soát dịch, xem xét điều chỉnh áp dụng các biện pháp tương tự như với bệnh truyền nhiễm lưu hành phổ biến khác.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, đánh giá nguy cơ và có điều chỉnh phù hợp khi có những diễn biến mới.
Thùy Linh/Báo Lao Động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sẵn sàng cho hè du lịch biển an toàn
Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển, thu hút nhiều du khách đến du lịch, nghỉ dưỡng. Để góp phần vào một mùa du lịch biển an toàn, lực lượng Công an Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự.

Chiều 23/4, một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều nay, một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng sét, lốc và gió giật mạnh.

Cầu Phú Viên, phường Quảng Phú xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Cây cầu dân sinh bắc qua sông Thống Nhất, nối khu phố 2 và 3, phường Quảng Phú, Thành phố Thanh Hóa hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, đe doạ đến sự an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây.

Tăng cường trục vớt rác trên kênh Bắc
Kênh Bắc là hệ thống dẫn nước quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hoá và các đô thị lân cận. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm tại đây ngày càng gia tăng cho áp lực từ hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên và góp phần bảo vệ dòng kênh, những ngày qua, công ty TNHH 1 thành viên Sông Chu đã huy động cán bộ, lao động và máy móc cơ giới ra quân trục vớt bèo, rác và chất thải.

Thanh Hoá: Người điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường gây tai nạn giao thông, làm 02 người bị thương nặng
Theo đó, vào hồi 10 giờ 25 phút, ngày 21/4/2025 tại Km521+460 đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ giữa xe mô tô biển kiểm soát 36F1-255xx, do anh N.V.T, sinh năm 1990, trú tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa điều khiển va chạm với xe mô tô biển kiểm soát 38N3-20xx, do chị N.T.N, sinh năm 1995, trú tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, chở theo anh Tiến Trọng Bình, sinh năm 1997, trú tại xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh di chuyển theo hướng ngược lại.

Ngày 23/4: Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng gay gắt
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết ngày 23/4/2025, khu vực Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Nhiều dự án phòng chống thiên tai chậm tiến độ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công trình khắc phục hậu quả, phòng chống thiên tai khẩn cấp đang được triển khai. Tuy nhiên, tình trạng nguyên vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ các dự án.

Tạm dừng hoạt động của các phương tiện trên tuyến đường phục vụ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025
Uỷ ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn vừa ban hành công văn về việc tạm dừng hoạt động của các phương tiện để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường phục vụ Lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 24/4/2025 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.

Bắt đầu mùa thu hoạch đào, mận tại Nhi Sơn, Mường Lát
Hiện nay, người Mông ở bản Lốc Há, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát bắt đầu bước vào mùa thu hoạch đào, mận với niềm vui được mùa, được giá. Giá đào được thu mua tận gốc từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Tháng công nhân 2025 - Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
Tháng công nhân 2025 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" thể hiện kỳ vọng về vai trò chủ động của công nhân trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hóa, tháng công nhân năm nay sẽ diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.