Lý do khiến bạn dễ dàng bị bầm tím chân tay
Phụ nữ, người già và trẻ em thường bị bầm tím nhiều hơn nam giới, đặc biệt là vùng bắp đùi, bắp tay bởi lớp da mỏng hơn nên rất dễ bị tổn thương.
Bạn uống các chất bổ sung: Một số chất bổ sung mà bạn thường dùng có thể góp phần gây bầm tím như bạch quả, nhân sâm, axit béo omega-3 (dầu cá)... và vitamin E. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ nữ có xu hướng dễ bị bầm tím hơn đàn ông. Đàn ông có làn da dày hơn, họ cũng có nhiều collagen hơn để giữ cho các mạch máu dưới da an toàn và bảo vệ chúng khỏi chấn thương. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng estrogen (hormon sinh dục nữ) ngăn ngừa các thành mạch máu phát triển và nó cũng hoạt động như một thuốc giãn mạch. Do đó, nếu chấn thương xảy ra, máu có thể chảy nhiều hơn trước khi nó có thể đông lại.
Bạn đang già đi: Da trở nên mỏng hơn khi bạn già đi và mạch máu dễ vỡ hơn. Cả hai vấn đề này đều khiến bạn dễ bị bầm tím. Với làn da mỏng manh, bạn đã mất đi một lượng collagen trước đó để bảo vệ mạch máu của bạn, đồng thời khiến mạch máu cũng mất đi độ đàn hồi và dễ bị vỡ hơn.
Bạn đang dùng thuốc làm loãng máu: Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu để điều trị rối loạn nhịp tim hoặc cục máu đông, đó có thể là một lời giải thích cho những vết bầm bất thường. Nhưng bạn cũng có thể dùng các loại thuốc khác có tác dụng làm loãng máu mà thậm chí không nhận ra nó, ví dụ như ibuprofen hoặc aspirin.
Rối loạn đông máu: Bệnh Hemophilia (máu khó đông) và Von Willebrand (rối loạn đông cầm máu) là cả hai rối loạn máu có thể gây bầm tím dễ dàng. Bệnh máu khó đông là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng đông của máu, khiến cho ai đó có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng chỉ vì một chấn thương nhẹ. Bệnh rối loạn đông cầm máu là một rối loạn đông máu nhẹ hơn và phổ biến hơn, người bệnh thường chảy máu trong khi làm răng, chảy máu cam lâu, có máu trong nước tiểu hoặc phân.
Bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm: Một số nghiên cứu được tiến hành cho thấy các loại thuốc trầm cảm như fluoxetine, sertraline, citalopram và bupropion có thể ảnh hưởng không tốt tới tiểu cầu - là một phần quan trọng trong quá trình đông máu.
Thiếu vitamin: Thiếu hụt vitamin C và vitamin K có thể gây bầm tím. Khi hay bị thâm tím do thiếu vitamin có thể bổ sung vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết như súp lơ xanh, hạt dẻ cười cho vitamin K; họ cam quýt và dâu tây cho vitamin C; thịt, trứng và sữa cho vitamin B12 và các loại hoa quả chứa acid folic tự nhiên.
Cách để loại bỏ vết bầm nhanh: Thông thường có thể mất tối đa hai tuần để vết thương lành lại. Nhưng có một vài cách có thể làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Ngay sau khi bạn bị va đập đầu gối hoặc cánh tay của bạn, hãy lấy một túi nước đá và chườm nó lên chỗ bị đau trong 10 phút, làm một vài lần một ngày. Điều này sẽ hạn chế các mạch máu bị vỡ và hạn chế bầm tím trên da.
Theo N.Y/VOV,VN (Nguồn Prevention)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.