Mặc hở... hành vi phản cảm chốn tâm linh
Đình, chùa, miếu mạo.. vốn được xem là chốn thâm nghiêm, nơi con người bày tỏ lòng kính ngưỡng, lòng biết ơn với các bậc Phật, Thánh, Thần, và tiền nhân tiên tổ. Thế nhưng, hiện nay, không ít người có hành vi ăn mặc hở hang, phản cảm, để lại dư luận và hệ luỵ xấu trong hành vi ứng xử chốn tâm linh.
Ăn mặc xuề xoà, lệch chuẩn...
Trang phục dung tục, hở cả thịt da...
Tư thế kệch cỡm, phản cảm...

Những hình ảnh như thế này, thời gian qua vẫn xuất hiện nhan nhản tại các điểm tâm linh... Vẫn biết, lựa chọn trang phục, cách thức ăn mặc là quyền tự do của mỗi người. Song, khi đã bước chân vào chốn linh thiêng, thanh tịnh, việc đảm bảo ăn mặc kín đáo, lịch sự, tôn nghiêm không chỉ là quy ước, mà còn thể hiện ý thức, phông văn hoá của mỗi người.
Vậy nhưng, với nhiều du khách, hoặc vô tình, hay cố ý vẫn vô tư đi ngược lại điều căn bản ấy, khoác lên mình những bộ cánh hớ hênh, gây khó chịu trong dư luận xã hội.

Thượng toạ Thích Tâm Minh, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hoá
Thượng toạ Thích Tâm Minh, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Giới trẻ hiện nay không ý thức được vấn đề đi lễ, tiện đâu thì đi đấy, tiện đâu thì mặc đấy. Cho nên dẫn đến vấn đề ăn mặc trang phục ngắn vào không gian tâm linh thì không phù hợp".
Từ năm 2021, pháp luật Việt Nam đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá. Theo đó, việc mặc trang phục không lịch sự, phản cảm, hở hang khi đến các địa điểm tâm linh có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức cao nhất là 500.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Thảo, Phật tử chùa Hưng Phúc, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Các cháu tuổi trẻ thường hay đến chùa mặc váy, thậm chí váy ngắn, trang phục không phù hợp với nơi tâm linh".

Hành hương, chiêm bái, đi lễ tại các địa điểm tâm linh là nét đẹp văn hoá của dân tộc, vừa thể hiện sự thành tâm hướng thiện, vừa mong cầu cuộc sống tốt lành, an vui, đồng thời cũng góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống. Vì vậy, những hành vi phản cảm, như việc ăn mặc hở hang, lệch chuẩn cần phải được nhắc nhở, ngăn chặn, thậm chí xử lý, để giữ gìn sự thanh tịnh, tôn nghiêm của các không gian văn hoá, tâm linh, đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp trong ứng xử với di tích của cha ông.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.