ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mách chị em bí quyết trị mụn an toàn, hiệu quả bằng rau má

Dưới đây là những bí quyết trị mụn an toàn, hiệu quả nhưng giá thành lại rẻ từ rau má.

14/12/2021 16:25

Trong rau má có chứa Saponin, đây là thành phần có tác dụng phục hồi những vùng da bị tổn thương do mụn gây ra và chữa lành những vết sẹo mới hình thành.

Ngoài ra, rau má cũng chứa các Vitamin A, C giúp da đẩy lùi các sắc tố melanin, giúp da xóa mờ thâm nhanh chóng, làm cho da sáng và đều màu hơn.

Uống nước ép rau má

Nước ép rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Chính vì vậy, uống nước ép rau má thường xuyên sẽ có tác dụng trị mụn rất tốt.

Các bước làm nước ép rau má:

Bước 1: Nhặt rau má, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 2 đến 3 tiếng.

Bước 2: Cho rau má vừa ngâm và 2 đến 3 cốc nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn sau đó lọc qua dây lọc để lấy nước cốt.

Khi uống nước ép rau má, mọi người có thể cho thêm một chút đường vào để dễ uống hơn.

Những bí quyết trị mụn bằng rau má an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa: Hải Ngọc

Những bí quyết trị mụn bằng rau má an toàn, hiệu quả. Ảnh minh họa: Hải Ngọc

Đắp mặt nạ rau má và mật ong

Kết hợp rau má với mật ong sẽ giúp quá trình trị mụn, dưỡng da trở nên hiệu quả hơn.

Cách làm mặt nạ rau má và mật ong:

Bước 1: Rửa sạch và ngâm rau má với nước muối từ 2 đến 3 tiếng.

Bước 2: Xay nhuyễn rau má rồi dùng rây lọc để lấy nước cốt. Tiếp đó cho 1 đến 2 thìa mật ong vào nước cốt rồi khuấy đều.

Bước 3: Đắp hỗn hợp mặt nạ rau má, mật ong lên những vùng da có mụn khoảng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch rồi bôi kem dưỡng da.

Lưu ý trước khi đắp mặt cần rửa mặt sạch sẽ với sữa rửa mặt.

Kết hợp rau má với sữa chua không đường

Sữa chua không đường là một trong những nguyên liệu làm đẹp phổ biến. Việc kết hợp rau má và sữa chua không đường trong quá trình làm đẹp không chỉ giúp trị mụn mà còn giúp cho chúng ta sở hữu một làn da trắng hồng.

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch rau má sau đó cho vào máy xay sinh tố say cùng 1 đến 2 cốc nước lọc.

Bước 2: Dùng rây lọc để lọc lấy nước cốt rồi cho khoảng 2 thìa sữa chua vào trộn đều.

Bước 3: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn và bị sẹo thâm, massage da nhẹ nhàng khoảng 5 phút để các dưỡng chất trong hỗn hợp thấm vào da rồi rửa sạch mặt với nước ấm.

Nên thực hiện phương pháp này từ 2 đến 3 lần một tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Một số lưu ý khi trị mụn bằng rau má

Không tự ý dùng tay nặn mụn, vì vi khuẩn trên tay là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.

Không nên tự ý mua các sản phẩm trị mụn và dùng cho da và hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ăn uống khoa học, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn nhanh.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

18:15 , 17/05/2025

Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

18:05 , 17/05/2025

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

09:08 , 17/05/2025

Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

08:05 , 17/05/2025

Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9%  dân số

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số

18:40 , 16/05/2025

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

18:36 , 16/05/2025

Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

07:40 , 16/05/2025

Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

07:04 , 16/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá

20:05 , 15/05/2025

Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học

19:58 , 15/05/2025

Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.