Mang tất ướt đi ngủ đem đến những tác dụng bất ngờ
Mang tất ướt đi ngủ không chỉ giúp bạn chống sốt, chống ho mà đi tất ướt còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống ác mộng.
Mang tất ướt khi đi ngủ có vẻ rất lạ, song nhiều công trình nghiên cứu đã đúc kết tác dụng điều trị bệnh bằng tất ướt rất hiệu quả. (Ảnh KT)
Giảm sốt: Sau khi uống thuốc nhưng cơn sốt chưa hạ, bạn có thể thử phương pháp đi tất ướt lúc ngủ. Lấy một bát nước, thêm một muỗng canh giấm sau đó ngâm một đôi tất trong hỗn hợp này, vắt thật kỹ. Mang tất ướt ngủ qua đêm. Việc làm tưởng chừng "bất bình thường" này lại giúp bạn giảm sốt nhanh chóng.
Giảm ho: Một trong những bí quyết tốt nhất để thoát khỏi cơn ho dai dẳng là ngủ với một đôi tất ẩm ướt. Thêm 2 ly sữa, một muỗng canh mật ong và 2 củ hành tây thái hạt lựu vào một chiếc bát để 15 phút, sau đó nhúng đôi tất cho ướt, vắt kiệt nước rồi mang chúng trước khi đi ngủ. Hỗn hợp này có thể làm dịu ho, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Chống táo bón: Ngủ cùng đôi tất ẩm trên chân được coi như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ. Cho một nửa miếng pho mát, một nửa quả táo, một muỗng canh mật ong và một muỗng cà phê hạt lanh vào một chiếc bát, thêm nước. Nhúng tất len vào hỗn hợp sau đó đi vào chân khi tất ẩm để điều trị táo bón.
Cải thiện tiêu hóa: Đun sôi hạt giống thì là, hạt cây thì là trong khoảng 15 phút, nhúng tất vào nước này rồi mang. Phương thức này chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bạn sẽ không còn khó chịu về bụng dạ của mình nữa. Ngoài ra, nước thì là còn cải thiện lưu thông máu trong dạ dày, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chống mệt mỏi: Thêm một muỗng canh dầu bạch đàn vào bát nước, đi tất vào chân sau đó ngâm chân vào bát nước có dầu bạch đàn đó. Việc làm nhỏ này sẽ giúp cải thiện tâm trạng, cơ thể tươi mới.
Chống nôn: Để chống nôn nao, đi tất ướt khi ngủ qua đêm sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ cao trong cơ thể của bạn và hỗ trợ trong việc điều chỉnh mức huyết áp, do đó ngăn ngừa nôn nao. (Ảnh KT)
Ngăn chặn ác mộng: Dân gian cho rằng, đeo tất ướt đi ngủ sẽ tránh được ác mộng.
Theo CTV Nguyễn Như/VOV.VN (Nguồn ảnh: Boldsky)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.