Mất 1 năm để "xếp chỗ" cho hơn 6.500 cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường
Đây là thông tin được ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đưa ra khi được báo chí hỏi về việc ổn định bộ máy đơn vị này nhằm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh hàng giả, gian lận thương mại trong nước đang diễn biến hết sức gay gắt thời gian gần đây.
Tại Họp báo chuyên đề về kết quả chống buôn lậu, hàng giả 6 tháng đầu năm 2019 sáng ngày 30/7 tại Hà Nội.
Theo ông Trần Hữu Linh: "Tổng cục Quản lý thị trường hiện mới 10 tháng tuổi, quân số lớn mà ổn định tổ chức tôi xin khẳng định phải mất thời gian, không thể một lực lượng gần 6.500 cán bộ mà trong một tháng hay một quý mà phải mất ít nhất 1 năm".

Nhấn để phóng to ảnh
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương (thứ 2 từ trái sang) (ảnh Nguyễn Tuyền)
Ông này lý giải: Nâng cấp các Chi cục rời rạc thành Tổng cục, thống nhất ngành dọc xuyên suốt từ Bộ Công thương xuống thì tổ chức phải làm rất nhiều việc, từ ổn định tư tưởng, tổ chức Đảng; bổ nhiệm mới hầu hết các vị trí từ Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Phó phòng... số lượng lớn mà phải theo đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn từng chức danh, độ tuổi.
"Chúng tôi đặt mục tiêu trong năm đầu phải ổn định tổ chức, đến nay đang tiến hành khẩn trương sắp hoàn thành, cấp đội trưởng phó hầu hết đã xong 63 Cục; Phó Cục trưởng đã bổ nhiệm được gần một nửa", ông Linh thông tin.
Về cơ quan đầu não các Cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: Hiện ở cấp Cục trưởng, một số người là Chi Cục trưởng trước đây lại thiếu tiêu chuẩn lên Cục trưởng, do vậy Tổng cục mới bổ nhiệm được 12 Cục trưởng, còn lại mới là "quyền" Cục trưởng.
"Chúng tôi phấn đấu hết tháng 9/2019, kiện toàn xong hết các chức danh có thể bổ nhiệm hết chức danh".
Được biết tại Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/8/2018, Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổng cục Quản lý thị trường, thuộc Bộ Công Thương. Tổng cục được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương và các Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương địa phương.
Ngoài vấn đề tổ chức Tổng cục, tại buổi Họp báo, ông Trần Hữu Linh cũng thông tin về vụ việc lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vào tận khách sạn JW Marriott (trên đường Đỗ Đức Dục, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để làm rõ một doanh nghiệp khai trương nhãn hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Ông Linh cho biết: Tôi mới nghe báo cáo vụ việc kiểm tra của quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra nhãn hàng đúng lúc ra mắt khai trương.
"Đối với quy trình kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường chỉ cần có dấu hiệu là kiểm tra. Khi kiểm tra có thể có hoặc không có vi phạm, đây là hoạt động bình thường" ông Linh nói.
Ngoài ra, ông này cho biết ở một số làng nghề ở Hà Nội hiện nay, có hộ kinh doanh, sản xuất hàng nhái hàng giả. Tuy nhiên, khó giải quyết trong thời gian ngắn vì liên quan tới lao động và cuộc sống người dân.
"Sản xuất hàng nhái, hàng giả bị kiểm tra gắt gao nhưng các cơ sở vẫn tìm cách luồn lách là giả nhái chất lượng như rượu, bánh kẹo dịp gần tết nhưng theo thương hiệu riêng của họ", ông Trần Hữu Linh nói.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.