ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mâu thuẫn gia tộc làm lung lay "trụ cột" ủng hộ Tổng thống Syria Assad

Mâu thuẫn giữa Tổng thống Assad và người em họ - doanh nhân Makhlouf cho thấy những nguy cơ đang chực chờ trong nội bộ chính phủ Syria.

02/06/2020 06:37

Từ người bảo vệ thành người đối đầu

Vào một buổi chiều tháng 7 cách đây 20 năm, doanh nhân Rami Makhlouf đứng trong một chiếc lều được đặt trên quảng trường trung tâm ở thủ đô Damascus và ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người anh họ Bashar al-Assad. Vài ngày sau đó, một cuộc trưng cầu ý dân đã chính thức đưa ông al-Assad trở thành Tổng thống Syria, kế thừa quyền lực từ cha ông.

mau thuan gia toc lam lung lay "tru cot" ung ho tong thong syria assad? hinh 1
Ông Makhlouf, anh em họ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, là doanh nhân giàu có và quyền lực nhất quốc gia Trung Đông này. Ảnh: AP.

Giờ đây, ông Makhlouf  đang gặp rắc rối về mặt pháp luật và dường như không thể trực tiếp tiếp xúc với Tổng thống Assad – nhà lãnh đạo đã giúp ông trở thành doanh nhân giàu có bậc nhất Syria. Tổng thống Assad đang yêu cầu giới chức Syria tịch thu tài sản của người em họ, cấm công ty của ông làm ăn với nhà nước trong 5 năm. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần tranh cãi về các khoản tiền thuế quá hạn hơn 180 triệu USD mà chính phủ yêu cầu Tập đoàn viễn thông Syriatel do ông Makhlouf điều hành, phải thanh toán.

Người dân Syria đã bị sốc bởi mâu thuẫn công khai trong gia tộc của Tổng thống Assad trong một vài tuần qua, sau khi ông Makhlouf đăng tải các video trên Facebook thể hiện sự bất bình đối với nhà lãnh đạo Syria.

Trong các đoạn video, ông Makhlouf nói rằng, ông đã đóng tất cả các khoản phí cho chính phủ, trong đó có 12 tỷ bảng tiền thuế vào năm 2019. Đôi lúc, ông Makhlouf gọi ông Assad là “Ngài Tổng thống”, hối thúc nhà lãnh đạo này điều một nhân vật nào đó kiểm tra các chứng từ chứng minh ông đã chi trả đầy đủ.

Trong một video ngày 17/5, ông Makhlouf cảnh báo những biện pháp mới nhất chống lại ông và tập đoàn Syriatel sẽ dẫn đến việc phá hủy một trong số ít các công ty sinh lời còn tồn tại ở quốc gia này. Ông cho biết, tập đoàn Syriatel thuê mướn hơn 6.500 nhân viên, có hơn 11 triệu thuê bao và dùng hơn một nửa lợi nhuận họ có được để đóng thuế. Nhân vật này khẳng định, số tiền mà ông được lệnh phải trả không phải là một khoản thuế mà là một khoản tiền bị “áp đặt bất hợp pháp” bởi người ông không tiện nêu tên.

Với những lời chỉ trích gay gắt, doanh nhân 50 tuổi này đã biến mình từ một trong những người bảo vệ lớn nhất của ông Assad thành người đối đầu với anh họ mình. Các video cũng cho thấy, sự liên lạc trực tiếp giữa Tổng thống Assad và người em họ của ông đã bị cắt đứt.

“Vận rủi” đến với ông Makhlouf trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau cuộc xung đột kéo dài 9 năm. Mâu thuẫn gia tộc có thể diễn ra như trong một một vở kịch opera, nhưng nó cho thấy sự khao khát kiếm tìm tài chính của chính phủ Syria, mà trong đó trường hợp của ông Makhlouf chỉ là một ví dụ điển hình.

Hiện tại, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các động thái của hai nhân vật quyền lực nhất Syria và nhiều người đặt câu hỏi rằng tương lai của quốc gia này sẽ đi về đâu.

Nền kinh tế Syria đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Trước đó vào năm 2018, Liên Hợp Quốc ước tính xung đột sẽ khiến Syria thiệt hại kinh tế, ước tính khoảng 388 tỷ USD. Ngày 28/5 vừa qua, Liên minh châu Âu đã gia hạn các biện pháp trừng phạt thêm 1 năm và động thái này dường như đã giáng thêm 1 đòn đau với chính quyền Tổng thống Assad.

mau thuan gia toc lam lung lay "tru cot" ung ho tong thong syria assad? hinh 3
Tổng thống Assad muốn củng cố lại quyền lực khi nền kinh tế đất nước tê liệt. Ảnh: AP.

“Để thu hút các nhà đầu tư nhằm phục vụ cho công cuộc tái thiết, Syria phải áp dụng một cơ chế chính trị và kinh tế minh bạch, không có tham nhũng, ông Ayham Kamel – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Đông và Bắc Phi thuộc nhóm nghiên cứu Eurasia Group nhận xét.

Syria đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng thấy về kinh tế. Đồng nội tệ từng được giao dịch ở mức 50 pound/1USD khi xung đột nổ ra vào tháng 3/2011 giờ đang trượt giá nhanh chóng với tốc độ không thể kiểm soát được.  Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc cho biết, giá cả các mặt hàng cơ bản đã tăng từ 40% đến 50%.

Bên cạnh đó, những biện pháp hạn chế được áp dụng để ngăn chặn dịch Covid-19 đã làm tổn thương các doanh nghiệp tại Syria. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng tại quốc gia láng giềng Syria cũng làm mắc kẹt hàng tỷ USD tiền gửi của người Syria.

Giới phân tích cho rằng, quyết định tịch thu tài sản của một doanh nhân giàu có trong dòng tộc mà Tổng thống Assad đưa ra giống với những gì Thái tử Saudia Arabia Mohammed bin Salman đã làm cách đây 1 vài năm khi ông muốn củng cố quyền lực của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Assad đang ở thể khó khăn hơn nhiều. Ông cần phải phục hồi nền kinh tế khi không có sự viện trợ đáng kể từ Nga và Iran – hai quốc gia cũng đang phải vật lộn đối phó với các vấn đề kinh tế của riêng họ.

Joshua Landis, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, Mỹ cho rằng: “Tổng thống Assad cần tiền để phục hồi giá trị đồng bảng Syria, xây dựng mọi thứ để chứng minh rằng Syria đang đi trên con đường hòa bình, nhưng ông rất khó thực hiện được mục tiêu. Vì thế ông có thể đã lựa chọn Rami làm “người hy sinh”.

Ibrahim Hamidi, một nhà báo người Syria cho biết, ông Makhlouf kiểm soát khoảng 8% GDP của Syria trước chiến tranh, ước tính ở mức 74 tỷ USD trong năm 2012 và có ảnh hưởng khá lớn. Makhlouf ít nhiều đã trở thành người ra quyết định cho nền kinh tế Syria. Trong bài phát biểu khai mạc năm 2000, Tổng thống Assad cam kết sẽ cải thiện cuộc sống của người dân Syria và ông giao nhiệm vụ cho Makhlouf phát triển nền kinh tế.

Mâu thuẫn nói trên cho thấy rạn nứt đang bắt đầu xuất hiện trên một mặt trận thống nhất được tạo ra bởi những người đã ủng hộ ông Assad trong suốt cuộc chiến chống lại phiến quân và phe đối lập, khi mà xung đột sắp đến hồi kết.

Giới phân tích cho rằng, mâu thuẫn không có khả năng gây ra bất cứ mối đe dọa nào đối với Tổng thống Assad nhưng nó xoáy sâu vào những nguy cơ đang chực chờ trong nội bộ chính quyền Tổng thống Assad kể từ khi chú của ông là Rifaat al-Assad tiến hành cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống Hafez, tức cha của ông vào những năm 1980./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

18:08 , 29/04/2024

Ngày 28/4 Người phát ngôn Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami cho biết, tổng cộng có 90 ứng cử viên sẽ cạnh tranh 45 ghế còn lại trong tổng số 290 ghế của Quốc hội nước này trong cuộc bầu cử vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 10/5 tới.

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

18:06 , 29/04/2024

Ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho Kyoo-hong cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch triển khai thêm nhân viên y tế trong bối cảnh các bác sỹ cấp cao tại 5 bệnh viện lớn ở thủ đô Seoul quyết định nghỉ làm việc 1 ngày/tuần để đảm bảo 24 giờ nghỉ của các giáo sư sau những giờ làm việc căng thẳng.

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

18:05 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo việc Israel thực hiện cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza có thể dẫn tới việc di dời người Palestine ở Bờ Tây sang Jordan sau khi xung đột kết thúc. Ông Abbas đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) do Saudi Arabia đăng cai tổ chức.

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

18:03 , 29/04/2024

Trong chuyến đi bất ngờ đến Trung Quốc ngày 28/4, tỉ phú công nghệ kiêm Tổng giám đốc Tesla - ông Elon Musk đã gặp Thủ tướng Lý Cường tại Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm thứ hai đến Bắc Kinh (Trung Quốc) của tỉ phú Elon Musk trong chưa đầy một năm. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về ô tô điện.

Cựu tổng thống Donald Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò trước bầu cử Mỹ 2024

Cựu tổng thống Donald Trump dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò trước bầu cử Mỹ 2024

18:02 , 29/04/2024

Kênh truyền hình CNN ngày 28/4 công bố kết quả thăm dò ý kiến cử tri về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 do Cơ quan Dịch vụ Dữ liệu SSRS tiến hành cho thấy, ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang dẫn trước 6 điểm phần trăm so với Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ, mặc dù ông Trump đang phải hầu tòa về các cáo buộc hình sự.

Thái Lan: Bộ trưởng Ngoại giao xin từ chức ngay sau khi công bố cải tổ nội các

Thái Lan: Bộ trưởng Ngoại giao xin từ chức ngay sau khi công bố cải tổ nội các

18:00 , 29/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi danh sách cải tổ nội các Thái Lan lần đầu tiên được công bố trên Công báo Hoàng gia. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara ngày 28/4 đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin.

Mỹ thu thập thông tin về sản phẩm gia vị của Ấn Độ nghi chứa chất gây ung thư

Mỹ thu thập thông tin về sản phẩm gia vị của Ấn Độ nghi chứa chất gây ung thư

10:26 , 29/04/2024

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hiện đang thu thập thông tin về các sản phẩm của hai công ty chuyên sản xuất gia vị của Ấn Độ là MDH và Everest sau khi Hồng Kông (Trung Quốc) ngừng bán một số sản phẩm của các nhà sản xuất này vì cáo buộc chứa hàm lượng cao thuốc trừ sâu gây ung thư.

Nga sẽ khắc phục lệnh trừng phạt của EU đối với LNG

Nga sẽ khắc phục lệnh trừng phạt của EU đối với LNG

10:25 , 29/04/2024

Điện Kremlin mới đây tuyên bố, Nga sẽ tìm cách vượt qua bất kỳ lệnh trừng phạt trái phép nào mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt đối với các hoạt động liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này.

Tổng thống Pháp sẽ thăm Đức vào tháng 5

Tổng thống Pháp sẽ thăm Đức vào tháng 5

10:23 , 29/04/2024

Văn phòng tổng thống Pháp mới đây thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Đức vào tháng 5 tới, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đầu tàu châu Âu ngày càng trầm lắng.

Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

10:22 , 29/04/2024

Theo báo cáo triển vọng toàn cầu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.