Máy bay "bỏ rơi" 12 năm tại Nội Bài: Đã có người hỏi mua cho... vui!
Chiếc Boeing B727-200 của Campuchia "bỏ rơi" từ năm 2007 ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã có một số đơn vị trả giá từ 100 - 200 triệu đồng, nhưng theo nhà chức trách hàng không các đơn vị này không nhiệt tình "mua - bán" mà hỏi xong bỏ đó, hỏi mua cho… vui!

Nhấn để phóng to ảnh
Chiếc Boeing 727 - 200 "phơi mưa, phơi nắng" ở sân bay Nội Bài 12 năm qua
Máy bay Boeing 727-200 nói trên từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines - Campuchia. Sau khi khai thác được vài chuyến bay trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội thì gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007. Chiếc Boeing B727 bị “bỏ rơi” tại Nội Bài là loại máy bay hành khách dân sự có 3 máy phản lực đuôi đầu tiên trên thế giới, chở được tối đa 134 hành khách. Hiện bên ngoài máy bay đã bị bạc màu, phủ rêu.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc - cho biết, chiếc máy bay vẫn nằm im tại chỗ và chưa được di chuyển đi vị trí khác. Việc thẩm định và bán đấu giá chiếc máy bay cũng đang diễn ra.
“Một số đơn vị trong ngành hàng không ngỏ ý quan tâm tới chiếc máy bay để phục vụ diễn tập cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, diễn tập chống khủng bố hoặc làm giáo cụ đào tạo. Một số đơn vị khác cũng trả giá từ 100-200 triệu đồng, nhưng hỏi mua xong bỏ đó. Họ không quyết liệt, không nhiệt tình mua bán chiếc máy bay này.” - Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc thông tin.

Nhấn để phóng to ảnh
Bên trong chiếc máy bay bị "bỏ rơi"
Theo Cục Hàng không Việt Nam, có 2 phương án để xử lý là bán đấu giá hoặc giao cho Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Cục Hàng không đang nghiêng về phương án giao cho ACV, cụ thể là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phục vụ diễn tập trong ngành, bởi đây là đơn vị đang trực tiếp quản lý chiếc máy bay này, giữ máy bay tại chỗ sẽ giảm thiểu chi phí vận chuyển.
Về phương án bán đấu giá, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, chiếc máy bay có tuổi cao, sản xuất từ nhiều thập kỷ trước và hiện không còn được sử dụng phổ biến nữa thì không có chiếc cùng loại để so sánh. Hơn nữa, việc thanh lý máy bay ở Việt Nam chưa có tiền lệ nên gặp nhiều khó khan.
Trước đó, cơ quan thẩm định giá đã “chào thua” vì chiếc máy bay không có đủ hồ sơ, tài liệu để định giá. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam không có cơ sở đưa ra giá khởi điểm để thực hiện đấu giá tài sản... Cần phải nhắc lại rằng, vài năm trước, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản đề nghị nhà chức trách hàng không Campuchia có biện pháp đưa máy bay về nước để “giải phóng” vị trí đỗ tại sân bay Nội Bài.

Nhấn để phóng to ảnh
Buồng lái máy bay Boeing 727-200 sau hàng chục năm không vận hành
Tuy nhiên, Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng của Campuchia cho biết, giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi, đồng nghĩa với việc máy bay B727-200 này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia. Cơ quan này đề nghị Cục Hàng không Việt Nam xử lý chiếc máy bay Boeing 727 theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo xác lập quyền sở hữu Nhà nước và phương án xử lý đối với máy bay Boeing B727-200 của Campuchia tại Nội Bài, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo đúng quy định pháp luật.
Hiện số phận của chiếc máy bay vẫn “bi đát” như chính hình hài của nó bị bỏ rơi ở Nội Bài suốt 12 năm qua. Sau 12 năm “phơi mưa, phơi nắng” nên máy bay đã hết khả năng bay và không thể khôi phục. Chuyên gia kinh tế hàng không thì cho rằng máy bay nếu có bán được thì cũng chỉ có giá như sắt vụn và thật “nực cười” về chuyện mang “rác” đổ sang nhà người khác.
Châu Như Quỳnh/ Dân trí
Đọc thêm

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nguyên tắc chung sử dụng chatbot AI
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 557 hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.

Khai trương Cổng Thông tin điện tử sản phẩm đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản
Nguồn con giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển con giống thủy sản đã được Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, giống thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.