Men gan cao: Triệu chứng mơ hồ, khởi đầu của nhiều bệnh nguy hiểm
Ngày nay, tỷ lệ những người bị bệnh men gan cao đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa. Nam giới bị bệnh men gan cao chiếm phần lớn, nhiều hơn hẳn nữ giới.
Men gan là tên gọi chỉ các enzyme có trong tế bào gan, có tác dụng thực hiện hoạt động tổng hợp và chuyển hóa các chất. Các loại enzyme này gồm có SGOT(AST), SGPT(ALT), GGT, LDH và một số thông số khác. Khi có tổn thương gan, các men này tràn vào máu, làm tăng nồng độ men gan trong máu, báo hiệu gan đang bị tổn thương.
Men gan bình thường là men gan có các chỉ số xét nghiệm đạt:
AST: 20 - 40 UI/L
ALT: 20 - 40 UI/L
GGT: 20 - 40UI/L
Phosphatase kiềm: 30 - 110 UI/L
Khi gan bị tổn thương, các chỉ số này vượt ra khỏi ngưỡng an toàn. Thông thường người ta xác định men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 -5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.
Triệu chứng của bệnh men gan cao
Bệnh men gan cao có rất ít triệu chứng, thông thường người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, hơi đau hạ sườn phải… nên thường chủ quan không lưu tâm. Đôi khi người bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh. Vì biểu hiện không rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và ủ bệnh trong người.
Nhiều người vẫn dùng những chất có hại cho gan như rượu bia, thuốc lá, chất bảo quản gây hại… làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo. Nó có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh men gan cao
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh men gan cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Viêm gan do rượu bia, do nhiễm virus viêm gan B, C… thường làm men gan tăng rất cao.
Các bệnh về đường mật như: sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật… cũng làm men gan tăng cao.
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác không liên quan tới gan mật như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết).
Thuốc tây cũng là một nguyên nhân gây men gan cao: ví dụ một số thuốc chống vi khuẩn lao (rifamixin, INH, …), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…).
Vì vậy trong thực tế, khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng, tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị hợp lý.
Minh Nhật/ Dân trí
Đọc thêm

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.