Microsoft chính thức bán thương hiệu điện thoại cơ bản Nokia cho Foxconn
Chỉ ít ngày sau khi xuất hiện tin đồn Microsoft sẽ bán thương hiệu điện thoại cơ bản Nokia cho Foxconn và rút chân ra khỏi thị trường điện thoại cơ bản, thông tin này đã trở thành sự thật sau khi Micoroft lên tiếng xác nhận.
Không dừng lại ở đó, Foxconn sẽ nắm quyền quản lý bộ phận phần mềm và dịch vụ được trang bị trên các mẫu điện thoại cơ bản của Nokia, các hợp đồng cung cấp linh kiện quan trọng cũng như các hợp đồng khách hàng khác có liên quan.

Ngoài ra, Microsoft cũng sẽ chuyển quyền sở hữu nhà máy lắp ráp điện thoại cơ bản của Nokia tại Bắc Ninh (Việt Nam) sang cho Foxconn. Microsoft cũng cho biết khoảng 4.500 nhân viên của Microsoft tại các bộ phận liên quan đến thương vụ sẽ chuyển sang làm việc tại Foxconn hoặc các công ty con của Foxconn.
Microsoft dự kiến thương vụ sẽ được hoàn tất vào nửa sau của năm 2016 sau khi đạt được những sự phê chuẩn cần thiết cũng như đạt được những điều kiện khác để kết thúc thương vụ giống như những trường hợp sắp nhập tương tự trước đây.
Mặc dù bán đi bộ phận điện thoại cơ bản mang thương hiệu Nokia cho Foxconn, Microsoft cho biết vẫn sẽ tiếp tục phát triển nền tảng Windows 10 Mobile và các sản phẩm sử dụng nền tảng này. Microsoft cũng cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các mẫu smartphone của hãng như Lumia 650, 950 hay 950 XL và các mẫu sản phẩm của các hãng sản xuất khác như Acer, HP, Alcatel...
Microsoft đã có những động thái dần rút lui khỏi thị trường điện thoại cơ bản trong những năm qua, khi đã ngừng hỗ trợ các mẫu điện thoại cơ bản cũng như không ra mắt thêm bất kỳ mẫu điện thoại cơ bản nào mới trong thời gian qua. Mặc dù vậy, trong 3 tháng của quý I/2016, Microsoft đã bán được 15 triệu chiếc điện thoại cơ bản trên toàn cầu, nhiều hơn cả số lượng smartphone chạy Windows Phone mà Microsoft bán được trong cùng quý (chỉ 2,3 triệu thiết bị).
Động thái bán đi bộ phận điện thoại cơ bản của Microsoft được cho là nhằm tái cơ cấu lại bộ phận di động của Microsoft từ bên trong. Sau khi chi ra 7,5 tỷ USD để mua lại bộ phận di động của Nokia vào năm 2014, Microsoft vẫn chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường smartphone nói riêng và thị trường điện thoại di động nói chung.
Các nguồn tin trước đó cho biết sau khi “khai tử” thương hiệu Nokia, Microsoft sẽ khai tử cả thương hiệu smartphone “Lumia” để phát triển thương hiệu smartphone của riêng hãng mang tên gọi “Surface”.
T.Thủy/Dantri.com
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.