Miền núi Thanh Hóa bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch
Trong những năm qua các huyện miền núi của tỉnh đã tranh thủ các chương trình, dự án của tỉnh để khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Tại qua nhiều địa phương, nghề dệt thổ cẩm đang được phát huy gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con và góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Xã Lũng Niêm nằm trong khu du lịch sinh thái Pù Luông, huyện Bá Thước. Những năm gần đây chính quyền xã đã khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch. Đến nay, toàn xã có 60 hộ gia đình và trên 100 người trực tiếp tham gia làm nghề. Ngoài dệt các loại áo quần, vật dụng phục vụ sinh hoạt, chị em đã sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới như: túi xách, giày, dép, thú nhồi bông và những vật lưu niệm nhỏ để phục vụ khách du lịch. Thu nhập mỗi lao động tham gia nghề dệt thổ cẩm đạt từ 3-5 triệu đồng/người/ tháng.
Chị Hà Thị Tinh, thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Theo nhu cầu khách hàng sản xuất các sản phẩm nhỏ để du khách mua phục vụ người thân. Những chiếc vòng tay nhiều sắc màu, những chiếc ví nhỏ xinh, những chiếc ba lô được cách điệu… đang là mặt hàng yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan khu du lịch Pù Luông". Ông Hà Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm bà con có khởi sắc và có thu nhập. Nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, giao lưu văn hóa nên đời sống bà con khởi sắc và có nhiều tiến bộ".
Thực hiện đề án "Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020" ; các huyện miền núi trong tỉnh đã hình thành được 7 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy. Thay vì làm theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ, các địa phương đã tạo điều kiện thành lập các tổ hợp tác sản xuất mặt hàng thổ cẩm. Hiện nghề dệt thổ cẩm đang tạo việc làm bán thời gian cho hàng nghìn lao động miền núi xứ Thanh, tập trung ở các khu điểm du lịch sinh thái cộng đồng.
Bà Trương Thị Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Đông Nam dược miền Trung, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty sẽ có rất nhiều mẫu mã hàng mới và có nhiều đơn đặt hàng để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, một số sản phẩm Tổ dệt làm ra công ty cũng định hướng, đối với thị trường trong nước và một số đơn hàng xuất khẩu. Từ đó, quảng bá sản phẩm cho địa phương".
Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Về chiến lược dài hơi, các địa phương cần liên kết hình thành vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, xây dựng các sản phẩm thủ công có thương hiệu. Tại các khu du lịch cần sáng tạo các sản phẩm du lịch để du khách trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hoá. Các địa phương cũng cần rà soát, tránh phát triển ồ ạt thiếu định hướng gây khó đầu ra cho sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Thúc đẩy phát triển du lịch dịp cuối năm
Những năm qua, với hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có, du lịch Thanh Hoá đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiếp nối thành công của ngành du lịch, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng tốc, tập trung khai thác sản phẩm thế mạnh, đồng thời đưa ra chính sách du lịch hấp dẫn để thu hút khách.
Hội An xếp thứ 4 trong top 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á
Chuyên trang du lịch Lonely Planet vừa công bố danh sách 22 điểm du lịch tốt nhất châu Á. Trong đó, Hội An (Quảng Nam) đứng thứ 4 trong danh sách.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Chiều ngày 20/12, tại Thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa hai tỉnh năm 2024. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Công thương; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện thị, các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp, doanh nhân các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa.
Những điểm du lịch sinh thái trong lòng thành phố
Giữa thành phố náo nhiệt, có những không gian xanh yên bình đang được đưa vào phát triển du lịch sinh thái, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm ấn tượng, khó quên.
Khám phá động Tiên Sơn – Vĩnh Lộc
Ai đã từng đến với vùng non nước Kim Sơn, đắm say lòng mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, hội sơn tụ thủy đều phải thốt lên rằng: Nơi đây thực sự là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho đất và người Vĩnh An (Vĩnh Lộc).
Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 18/12, tại Thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự Đại hội có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.