Miền núi Thanh Hóa bảo tồn và phát triển dược liệu đặc hữu từ rừng
Thanh Hóa hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học. Từ đây, nhiều mô hình thành công, tạo sinh kế cho người dân miền núi.
Trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng của loài dược liệu quý - ngải đen, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã triển khai dự án bảo tồn và phát triển giai đoạn 2019 - 2022. Đến nay đơn vị đã sản xuất được giống và nhân ra diện rộng, với diện tích 0,5 ha tại khu vực rừng cộng đồng thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước. Ngoài ra, đơn vị đã triển khai thành công sản xuất các dược liệu quý khác như: bảy lá một hoa, giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm.
Ông Lê Thanh Hữu, Phó Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương Bá Thước, Quan Hóa, phòng nông nghiệp tuyên truyền sâu rộng về giá trị kinh tế khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đồng thời tạo nguồn giống cung cấp cho người dân để người dân nhân rộng mô hình. Đơn vị cam kết đến năm 2025 hỗ trợ 50% giống dược liệu để người dân nhân rộng mô hình".

Tỉnh Thanh Hóa có 529 loại dược liệu bản địa. Trong đó, có 42 loài thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo tồn và phát triển cấp bách như: lan kim tuyến, ba kích, diệp hạ châu đắng, củ mài, bảy lá một hoa... Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia đã xây dựng được 16 mô hình dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Anh Lê Thành Công, cán bộ kĩ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: để xây dựng những mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng, ban đã cho nghiên cứu mẫu đất, khí hậu thấy thích hợp, tiến hành trồng thử làm nhiều đợt, đến nay cây lan kim tuyến sinh trưởng tốt, tỉ lệ cây sống đạt từ 80 - 90%.

Qua trồng thử nghiệm tại các vùng rừng cho thấy các loại cây dược liệu bản địa đặc hữu sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Nhiều mô hình bước đầu thành công và mang lại hiệu quả kinh tế, như: mô hình trồng 3 loài cây dược liệu dưới tán rừng ở Khu Bảo tồn loài Nam Động và cây huyết đằng, ngũ gia bì ở Quan Hóa; sâm ngọc linh, lan kim tuyến của Công ty CP Sông Mã tại bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh), cây khôi tía ở Vườn quốc gia Bến En... Đây là cơ sở để Thanh Hóa kêu gọi các chương trình, dự án trồng và chế biến các loại dược liệu này với quy mô lớn.
Ông Lê Đức Thuận, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho rằng: "Những nơi có các loài dược liệu quý hiếm, chúng ta cần cố gắng bảo vệ, bảo tồn loài ấy nguyên vị. Để bảo tồn tại chỗ thì cần xây dựng các vườn ươm, các khu rừng để đưa các loại dược liệu quý về bảo tồn. Thứ 3 là phải thực hiện tốt các chính sách về rừng như: thuê môi trường rừng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, từ đó kết nối được với các doanh nghiệp để tạo nguồn đầu tư sản xuất và trồng các loại dược liệu này".

Trong thời gian tới, để nhân rộng mô hình, Thanh Hóa sẽ thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp liên kết đầu tư theo chuỗi để gắn trồng, sản xuất và chế biến, qua đó góp phần bảo tồn và nâng cao chất lượng giá trị các loại dược liệu trồng tự nhiên.

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao đời sống người lao động
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, hoạt động tại Thanh Hoá từ năm 2009. Trong quá trình hoạt động, cùng với đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động.

Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sản xuất xanh vì cộng đồng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án công nghiệp trọng điểm lớn thứ 2 sau Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong những“hạt nhân” quan trọng và là động lực thúc đẩy Khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thực hiện chiến lược giảm cường độ các bon một có hệ thống, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5,1%
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, quý 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 86,14 triệu USD, tăng hơn 5,1% so với cùng kỳ.

Hơn 102.580 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, dư nợ tín dụng phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 102.580 tỷ đồng với gần 462.440 khách hàng còn dư nợ.

Khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Cục Thuế vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Sacombank khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa
Sáng ngày 15/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa tại địa chỉ Phố Trung Sơn, Tỉnh lộ 510, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.