Mở bán căn hộ TokyoTower - tòa nhà cao nhất quận Hà Đông, chỉ từ 600 triệu đồng sở hữu ngay
Ngày 24/12, chủ đầu tư Tokyo Tower tổ chức lễ mở bán và tham quan nhà mẫu. Với tiến độ dự án đã bước vào giai đoạn “cao điểm” hoàn thiện, sự kiện kỳ vọng thu hút lượng lớn khách hàng có nhu cầu ở thực.

Sở hữu căn hộ với 600 triệu đồng
Tọa lạc tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, Tokyo Tower có vị trí đắc địa tại khu vực Hà Đông với điểm nhấn là môi trường sống thanh bình. Cư dân được tận hưởng không gian bình yên của làng lụa Vạn Phúc nhưng vẫn dễ dàng kết nối đến trung tâm thành phố theo các tuyến đường huyết mạch.
Tokyo Towercó quy mô 51 tầng nổi và 4 tầng hầm, khi hoàn thiện sẽ cung cấp ra thị trường gần 700 căn hộ với mức giá bán chỉ từ 20 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, tại lễ mở bán sắp tới, chủ đầu tư dự án đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn, khách hàng bỏ ra 600 triệu (tương đương với 30% tổng giá trị căn hộ) được sở hữu ngay căn hộ nội thất cơ bản trị giá 2 tỷ đồng.
70% giá trị thanh toán còn lại được Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) hỗ trợ cho vay với lãi suất 0% và ân hạn nợ gốc trong vòng 18 tháng. Đặc biệt, khách hàng không sử dụng chính sách ngân hàng được chiết khấu lên đến 9% giá trị căn hộ.
Xóa nỗi lo dự án “treo”
Câu chuyện và bài học về các dự án chậm tiến độ không mới, song dưới góc độ của người mua nhà tiến độ công trình luôn là thông tin cực kỳ đáng quan tâm.
Sự quan tâm hình thành nên từ những nỗi lo, nỗi lo khi chứng kiến cảnh khách hàng tại nhiều dự án chung cư phải “ròng rã” vác đơn đi kiện vì chủ đầu tư “chây ì” bàn giao nhà.
Mong ngóng một tổ ấm để “an cư lạc nghiệp” nhưng nhiều người dân phải mòn mỏi chờ tiến độ công trình, đau lòng nhìn tiền tích cóp cả đời người bị “chôn chân” tại dự án. Nộp hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để mua nhà, đất, song khách hàng chỉ nhận được những lời hứa suông của chủ đầu tư từ năm này qua tháng khác.
Từ đây, một câu hỏi được đặt ra trên thị trường đó là “làm sao để không trở thành nạn nân của “tấn bi kịch” nói trên ?”. Kết quả dễ thấy, giải pháp được nhiều người dân lựa chọn nhất là tìm kiếm những dự án có pháp lý rõ ràng và xây dựng đúng tiến độ. Tại thủ đô Hà Nội, Tokyo Tower là một trong các dự án có thể đáp ứng yêu cầu này.

Dự án đã hoàn tất xây thô và đang đi vào giai đoạn thiện
Thực tế, với riêng Tokyo Tower, chính sách ưu đãi “600 triệu nhận nhà ngay” không chỉ là chiến lược bán hàng mà còn là thông điệp chủ đầu tư gửi đến khách hàng về tiến độ của dự án.
Việc chọn mua căn hộ chuẩn bị bàn giao mà vẫn được hưởng các ưu đãi đặc quyền về chính sách ngân hàng sẽ rút ngắn khoảng cách nhận nhà của khách hàng giữa một dự án mới mở bán và dự án chuẩn bị bàn giao.
Điều này không chỉ giúp khách hàng “an toàn” về dòng tiền mà còn tiết kiệm được một ngân sách tiền thuê nhà lên tới gần 100 triệu đồng và ổn định sinh sống trước 16-24 tháng so với các dự án mới mở bán. Từ đó áp lực về tài chính và tâm lý của người mua cũng được xoá bỏ.

Hiện tại, Tokyo Tower đã hoàn tất xây thô và đi vào giai đoạn cao điểm của công tác hoàn thiện. Theo đại điện đơn vị giám sát công trình, căn hộ tòa nhà đã hoàn thành 80% hoạt động xây, trát bên trong. Ngoài ra cửa, kính của hầu hết các căn hộ từ tầng 30 trở xuống đã được lắp đặt.
Các hạng mục khác của tòa nhà, trong số 16 thang máy dự kiến vận hành, hiện đã lắp xong thang máy cho khối thấp tầng và đang triển khai lắp cho khối cao tầng (tầng 31-48).
Khi chất lượng công trình, chính sách giá, tiện ích sinh sống… được đảm bảo thì tiến độ dần trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Và để đạt được tiến độ mong muốn, yếu tố quyết định chính là uy tín và năng lực của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư Tokyo Tower là liên danh Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01. Trong đó, thương hiệu Sông Đà đã gắn liền với những công trình chất lượng trải dài khắp tổ quốc, trong khi Vinafor là doanh nghiệp tên tuổi, có vốn hóa gần 5 nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán (mã cổ phiếu VIF), mang đến sự an tâm về tiềm lực tài chính.
M. Phương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.