Mở rộng diện tích rừng ngập mặn gắn với phát triển sinh kế cho người dân
(TTV) - Thanh Hóa hiện có gần 1800 ha rừng và đất lâm nghiệp vùng ven biển, chiếm trên 1,5% diện tích tự nhiên toàn vùng. Các diện tích có rừng ngập mặn không chỉ góp phần bảo vệ đê biển mà còn tạo nguồn sinh kế cho người dân.
Giai đoạn 2015 – 2020, trên địa bàn Thanh Hóa đã trồng mới được khoảng 900 ha rừng ngập mặn. Các chương trình, dự án, tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ các địa phương triển khai hàng chục mô hình sinh kế từ rừng ngập mặn như: Nuôi trồng thuỷ sản xen ghép, nuôi ong… Phát triển rừng ngập mặn không chỉ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường mà còn phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
![]() |
Giai đoạn 2021 – 2030, Thanh Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, quản lý; huy động nguồn vốn và hợp tác quốc tế phục hồi và phát triển rừng ngập mặn. Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất ở rừng ngập mặn nhằm giúp nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ rừng bền vững.
Lan Anh – Đăng Tuyển
Theo Bản tin TS 18h30' ngày 5/4
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.

Phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen
Sáng 12/7, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm sen lấy hoa, lấy hạt và chế biến tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa". Hội thảo thuộc Dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Kết nối hợp tác doanh nghiệp Thanh Hóa - Hải Phòng
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng, lãnh đạo một số Sở, ngành, đơn vị và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thăm và làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân tại thành phố Hải Phòng nhằm kết nối thông tin, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư.

Thanh Hóa phát triển mới 500 ha cây ăn quả
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã phát triển mới được 500 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt hơn 25.000 ha.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ với cho hơn 6.274 tấn ngao thương phẩm
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.000 ha nuôi ngao, với tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn/năm; sản phẩm thu hoạch và cung cấp ra thị trường quanh năm. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao thương phẩm, bên cạnh việc chú trọng các giải pháp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, các vùng nuôi còn bảo đảm các yêu cầu chất lượng của cơ quan chuyên môn trong chứng nhận xuất xứ sản phẩm.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.