Một số bệnh lý về mắt thường gặp trong mùa hè
Mùa hè là thời điểm gia tăng các bệnh về mắt. Vì vậy, mỗi người cần chủ động phòng bệnh và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ đôi mắt sáng, khoẻ.
Khoa Khám bệnh – cấp cứu, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa, số bệnh nhân đến khám, điều trị khá đông. Đa số các bệnh lý thường gặp là đau mắt đỏ, viêm kết mạc, dị ứng mắt, khô mắt,mỏi mắt, thị lực giảm sút…
Vào mùa hè một số bệnh về mắt có xu hướng tăng lên, trong đó phổ biến nhất là đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Bệnh thường dễ bùng phát thành dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều yếu tố gây viêm kết mạc như: vi khuẩn, virus, dị ứng, bụi bẩn, hoá chất... Triệu chứng thường gặp là cộm trong mắt, chảy nước mắt, có nhiều dử, dính làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng dẫn đến giảm thị lực.
Em Lê Thành Đạt, 10 tuổi ở thị xã Nghi Sơn đến Bệnh viện mắt Thanh Hóa khám trong tình trạng bị viêm kết mạc tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Đặc biệt, cứ đến mùa hè, nhiệt độ cao, kèm theo nhiều bụi bặm, bệnh của em lại trở nên nặng hơn. Anh Lê Thanh Nghị, bố của em Đạt cho biết rằng cứ đến mùa hè, mắt của Đạt lại đau nặng, chữa trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi; lần này, đến Bệnh viện mắt Thanh Hóa điều trị, hy vọng là chữa được dứt điểm.

Em Lê Thành Đạt được bác sỹ Bệnh viện mắt Thanh Hóa khám và điều trị
Những người thường xuyên phải làm việc với máy móc, thiết bị điện tử dễ gặp phải hội chứng khô mắt – một trong những bệnh phổ biến trong mùa hè. Hiện tượng khô mắt xuất hiện là do sự gia tăng nhiệt độ trong mùa hè và môi trường làm việc có điều hòa dẫn đến mất nước ở các bộ phận cơ thể, bao gồm cả mắt.Vì thế, cùng với việc chăm sóc làn da, sức khỏe thì bảo vệ đôi mắt trong mùa hè rất quan trọng.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường ô nhiễm khói bụi kèm theo những đợt mưa mùa hè là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị ứng mắt. Tình trạng dị ứng có thể gây ngứa, đỏ mắt kèm theo cảm giác nóng rát. Bên cạnh đó, thời gian mắt tiếp xúc với tia xạ mặt trời càng lâu thì nguy cơ bị đục thể thủy tinh và thoái hóa điểm vàng sau này càng nhiều.

Hiện nay, tật cận thị học đường cũng khá phổ biến. Tổ chức Y tế thế giới WHO dự báo, 50% dân số trên thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050. Riêng ở châu Á, cận thị nhiều hơn do yếu tố chủng tộc, với 80-90% trẻ em sẽ bị cận thị, trong đó có Việt Nam.
Các yếu tố liên quan đến cận thị là gene, môi trường (đặc biệt như hoạt động nhìn gần nhiều: nhìn điện thoại, máy tính nhiều, ít hoạt động ngoài trời…). Khi áp lực học tập cao, trẻ phải học nhiều, tăng thời gian nhìn gần, cũng làm gia tăng nguy cơ bị cận thị.
Thạc sỹ, bác sỹ Lê Xuân Hùng, Phó trưởng khoa Khám bệnh – Cấp cứu, Bệnh viện mắt Thanh Hoá
Để có một đôi mắt khỏe mạnh, trẻ em cần tăng cường các hoạt động thể chất, chơi thể thao, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau giờ học, hay sau khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, mỗi người nên kiểm tra mắt định kỳ sáu tháng một lần. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý về mắt, người bệnh nên đến khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và dùng thuốc hiệu quả. Việc tự ý mua, sử dụng thuốc tra mắt, vệ sinh mắt không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài, trở nên trầm trọng, tốn kém chi phí và ảnh hưởng sinh hoạt, công việc hàng ngày.

Để chống tia UV gây hại cho mắt trong mùa hè, mọi người nên đeo kính râm khi ra ngoài đường; hạn chế đi ra ngoài vào thời điểm tia cực tím lớn nhất trong ngày, khoảng từ 10h sáng đến 15h chiều; uống nhiều nước (khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày) để cung cấp độ ẩm cần thiết cho mắt. Bên cạnh đó, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, không ăn nhiều chất cay nóng, hạn chế uống rượu, bia; bổ sung đủ dưỡng chất để có đôi mắt khoẻ mạnh.

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.