ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử

a.Đặc điểm đọc, nghe, xem trên báo mạng điện tửThứ nhất,so sánh bằng cách đọc cùng một văn bản trên bản in và trên máy tính sẽ thấy ngay sự khác nhau. Trên bản in, người đọc cảm thấy dễ đọc và không bị mỏi mắt.

12/04/2016 06:24
a.Đặc điểm đọc, nghe, xem trên báo mạng điện tử

Thứ nhất,so sánh bằng cách đọc cùng một văn bản trên bản in và trên máy tính sẽ thấy ngay sự khác nhau. Trên bản in, người đọc cảm thấy dễ đọc và không bị mỏi mắt. Toàn bộ nội dung thông tin xuất hiện đồng thời trước mắt do vậy họ hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin. Sự chủ động bao gồm từ việc bố trí không gian, thời gian, địa điểm, lựa chọn trình tự, tốc độ và cách thức đọc. Khi đọc, người đọc hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh tiêu đề hoặc đọc kỹ, đọc lại những nội dung phức tạp.

Trên báo mạng điện tử, người đọc bị hạn chế bởi độ rộng của màn hình, sẽ có những khu vực khuất khiến họ không xác định được bố cục và độ dài tối đa của văn bản. Độc giả vừa đọc vừa liên tục cuộn thanh trượt dọc vì họ chỉ có thể xem từng trang báo hiển thị trên màn hình máy vi tính, điện thoại di động, ipad…

Thêm nữa, một điều dễ nhận thấy là sự phát sáng và độ phân giải của màn hình máy tính dễ gây ra mỏi mắt, tâm lý mệt mỏi ở người đọc. Một nghiên cứu của nhà phân tích web Jakob Nielsen(Kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm tại Sun Microsystems) cho thấy tốc độ đọc trên máy tính thường chậm hơn trên giấy khoảng 25% tức là trong cùng một khoảng thời gian, đọc trên giấy được 100 từ thì đọc trên mạng máy tính chỉ được 75 từ.

Theo nghiên cứu của dự án Eyetrack III (dự án nhằm nghiên cứu thói quen độc, xem website tin tức), ở trang chủ, người đọc báo mạng điện tử thường bắt đầu tại góc phía trên, bên trái của trang, nhìn quanh một lúc tại khu vực đó rồi chuyển đến khu vực thấp hơn bên phải.Sau khi đọc hết phần trên, họ chuyển xuống góc dưới bên trái. Cuối cùng là nhìn khu vực cạnh dưới và cạnh bên phải của trang báo. Kết quả này đúng với quy luật đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Thứ hai,khi tiếp nhận thông tin từ báo in, người đọc phối hợp các động tác một cách tuần tự, nhịp nhàng gần như theo quán tính, quá trình đọc không bị làm đứt đọan. Hoặc khu xem truyền hình và nghe phát thanh, công chúng cũng có một tư thế tiếp nhận thật thoải mái (ngồi, nằm…). Còn khi tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử, họ luôn phải “dán” vào màn hình và không thể rời xa con chuột. Con chuột đi đến đâu, mắt dõi theo đến đấy và quá trình đọc luôn bị gián đoạn, diễn ra chậm chạp. Điều này cũng gây tâm lý mỏi mệt, không thoải mái.

Thứ ba,Khi đọc, nghe, xem báo mạng điện tử, công chúng được chủ động trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tức là họ có quyền lựa chọn tần suất và trình tự tiếp nhận chứ không phải lần lượt theo định sẵn như trong phát thanh hay truyền hình. Tuy nhiên, người đọc lại không thể đánh dấu vào văn bản (bằng ký hiệu, bằng bút..) giống như trong báo in nên khi muốn tham khảo lại thông tin trước đó, họ phải đọc lại từng dòng, đoạn, lần theo lô gích thông tin để xác định vị trí cần tìm.

Thứ tư,công chúng báo mạng điện tử rất ít thời gian. Jakob Nielsen đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ “lướt mắt”. Một nguyên nhân thường xuyên được dẫn ra là khi đọc báo in, độc giả có thể gác mọi việc sang một bên còn đa phần những người đọc tin trên báo mạng điện tử là khi… đang làm việc. Họ chỉ tranh thủ thời gian trong buổi, ngày làm việc để nhấn chuột vào đường dẫn khi thấy một tiêu đề hấp dẫn hoặc một vấn đề quan tâm.

Thêm nữa, công chúng báo mạng điện tử có quá nhiều sự lựa chọn, nên nhìn chung họ luôn có xu hướng tìm đọc những tin bài nổi bật, lướt nhìn một vài từ đầu tiên của tiêu đề (đặc biệt nững tiêu đề ở phía trên), sau đó lướt đến sapô để xem qua nội dung thông tin. Vì vậy, nếu không tìm thấy thông tin nào hấp dẫn, thú vị họ sẽ không dừng mắt tại trang báo đó. Chỉ có số ít hoặc trong những trường hợp cụ thể người đọc mới lưu và tải văn bản về máy.

b.Đặc điểm ngôn ngữ báo điện tử

Ngôn ngữ báo mạng điện tử đương nhiên phải mang trong mình đầy đủ những tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung như: Tính chính xác, tính thời sự, tính ngắn gọn, tính đại chúng…Song bên cạnh đấy, ngôn ngữ báo mạng điện tử cũng có một số đặc trưng riêng biệt.

. Ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương tiện

Với báo mạng điện tử, chữ viết, hình ảnh (động và tĩnh), âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hóa thành ngôn ngữ thông tin. Trên một tác phẩm báo mạng điện tử, công chúng có thể tiếp cận thông tin bằng cả ba cách: đọc, nghe và xem.

Trong báo in, chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng mắt, tưởng tượng sự kiện qua con chữ; phát thanh chỉ cho tiếp cận thông tin bằng thính giác; truyền hình linh hoạt hơn bằng ngôn ngữ hình ảnh, lời nói và âm thanh sống động nhưng lại phải tuân theo thời gian tuyến tính tức là công chúng chỉ có thể tiếp nhận thông tin một cách tức thời mà không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu hoặc đầu tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều lĩnh hội được. Ngôn ngữ đa phương tiện của báo mạng điện tử đã tạo ra hiệu quả vượt bậc khiến công chúng vừa thâu nhận được lượng thông tin phong phú, hấp dẫn vừa cảm thấy hài lòng khi được quyền chủ động tiếp nhận theo cách riêng của mình.

. Ngôn ngữ báo mạng điện tử có sự kết hợp nhiều phong cách trong nhiều lớp thông tin

Những văn bản mà công chúng báo mạng điện tử tiếp nhận là những văn bản đặc biệt – siêu văn bản. Từ văn bản này công chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tiệp dữ liệu âm thanh, hình ảnh…Công chúng không bị bó hẹp phạm vi một tờ báo mà tự do “đi lại” trong nhiều lớp thông tin. Đương nhiên, mỗi lớp thông tin mang trong mình một phong cách ngôn ngữ, chúng đan xen, hòa quyện vào nhau.

. Ngôn ngữ báo mạng điện tử ít mang dấu ấn cá nhân của tác giả

Một bài trên báo mạng điện tử có thể sử dụng nhiều phương tiện truyền tải như chữ viết, hình ảnh, âm thanh…và có thể được nhiều người thể hiện. Hơn nữa, nhiều lớp thông tin với nhiều phong cách thể hiện được chứa đựng trong một văn bản. Do đó, người đọc khó nhận biết được bản sắc riêng của nhà báo trong từng tác phẩm.

.Ngôn ngữ báo mạng điện tử mang bản sắc dân tộc và có tính quốc tế

Giống như các loại hình báo khác, ngôn ngữ báo mạng điện tử cũng mang đậm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc. Đó là ngôn ngữ của toàn dân, biểu hiện của ý thức dân tộc thống nhất. Ngôn ngữ báo mạng điện tử còn có tính quốc tế bởi phạm vi phục vụ, đối tượng độc giả của loại hình báo chí này là toàn cầu. Vì vậy, từ ngữ, ngữ pháp, văn phong…phải phù hợp, giành cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau.

BTO


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhóm trẻ mầm non tư thục

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhóm trẻ mầm non tư thục

08:58 , 23/05/2025

Theo quy định, nhiệm vụ chính của các nhóm trẻ mầm non tư thục là chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới phương pháp hoạt động, chú trọng hơn vào việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng và phát triển toàn diện cho trẻ.

Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi

08:54 , 23/05/2025

Để chủ động phòng, chống nắng nóng bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi của tỉnh phát triển hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2025; Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đầy đủ các nội dung về công tác phòng chống nắng nóng cho vật nuôi, cụ thể như sau:

19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025

19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025

08:30 , 23/05/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã phương thức.

Bước tiến mới của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

Bước tiến mới của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

08:23 , 23/05/2025

Theo Bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025 vừa được tổ chức StartupBlink công bố, vị trí của Việt Nam tiếp tục được cải thiện tích cực; đạt xếp hạng thứ 55 trên toàn cầu và thứ 5 tại Đông Nam Á.

Kích cầu du lịch cao điểm hè 2025

Kích cầu du lịch cao điểm hè 2025

08:18 , 23/05/2025

Đón đầu làn sóng du lịch hè 2025, ngành du lịch và hàng không Việt Nam đang triển khai đồng loạt nhiều chương trình kích cầu hấp dẫn để thu hút lượng khách tăng trở lại.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force

08:06 , 23/05/2025

Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025

07:59 , 23/05/2025

Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2025 trong lĩnh vực công nghệ số. Giải thưởng sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/8/2025, chấm giải từ ngày 5/9 - 30/9/2025.

Phấn đấu xây dựng Xuân Liên thành Vườn quốc gia đặc sắc

Phấn đấu xây dựng Xuân Liên thành Vườn quốc gia đặc sắc

07:13 , 23/05/2025

Với diện tích rừng rộng hơn 25 nghìn ha, trong đó có 23,8 nghìn ha rừng tự nhiên, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên lưu giữ được hệ động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm. Nhờ sự nỗ lực trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển rừng gắn với phát triển du lịch, hỗ trợ sinh kế cho người dân Khu bảo tồn Xuân Liên vừa được nâng hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là tiền đề quan trọng để tạo nên những bước phát triển mới trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học nơi đây.

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh

07:08 , 23/05/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Thu 42.600 tỷ đồng thuế kinh doanh online trong 4 tháng

Thu 42.600 tỷ đồng thuế kinh doanh online trong 4 tháng

07:05 , 23/05/2025

Theo Cục Thuế, 4 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt 42.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2024.