Mua hàng lấy hóa đơn - minh bạch kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng
Để khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu ngân sách, ngành thuế Thanh Hóa đang triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” trên cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Chương trình đang nhận được nhiều ý kiến tích cực, tạo sức lan tỏa và hình thành thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng.
Mới đây, chị Lê Thị Bình ở xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa đã trúng giải nhất trị giá 10 triệu đồng từ chương trình "Hóa đơn may mắn" do ngành thuế Thanh Hóa tổ chức. Đây là những hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, có người bán là tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Cục Thuế và Chi cục Thuế quản lý; người mua là cá nhân, hộ kinh doanh có thông tin định danh như: mã số thuế, căn cước công dân, hộ chiếu. Định kỳ hằng quý, ngành thuế Thanh Hóa tổ chức bấm số lựa chọn ngẫu nhiên "Hóa đơn may mắn" và người tiêu dùng sẽ có cơ hội nhận được những giải thưởng có giá trị.
Chị Lê Thị Bình, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi mua hàng, tôi có ý thức lấy hóa đơn làm căn cứ để mình yên tâm về sản phẩm của mình mua của công ty, đại lý. Tôi cũng rất may mắn khi vừa rồi nhận giải khuyến khích. Người tiêu dùng mua hàng lấy hóa đơn để chứng minh sản phẩm mình đã mua, cũng có sở sở để nếu có gì mình thắc mắc các cửa hàng có trách nhiệm với mình".
Theo cơ quan thuế, việc người mua hàng yêu cầu người bán lập hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định pháp luật góp phần thúc đẩy người bán chấp hành tốt chính sách, pháp luật về thuế. Bên cạnh đó, với việc lập hóa đơn khi mua hàng, người tiêu dùng cũng sẽ được bảo đảm quyền lợi của bản thân khi xuất hiện các vấn đề trong giao dịch thương mại như: bảo hành sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, quyền sở hữu, sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, đồng thời có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, tạo thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, bảo vệ quyền lợi cho người mua.
Theo chị Lê Thị Sâm, phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Trong quá trình mua hàng, tôi lấy hóa đơn bởi khi có vấn đề gì quay lại khiếu nại hoặc hỏi vấn đề về hàng hóa".
Ông Trần Văn Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Có các lớp tập huấn về tiện ích, vai trò lợi ích sử dụng cho doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa trong toàn dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp để hiểu việc mua hàng phải nhận hóa đơn và trong lộ trình liên tục quay thưởng hóa đơn may mắn, người mua nhận sẽ được quay thưởng giải cao. Mong các ngành cùng tuyên truyền hỗ trợ cơ quan thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ".
Đối với người bán, lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ thể hiện những thông tin liên quan đến hai bên mua - bán nhằm ghi lại lịch sử hoạt động kinh doanh của đơn vị; tạo sự minh bạch, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước cũng như là đảm bảo sự uy tín chất lượng kinh doanh; đồng thời, hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng là chứng từ kế toán giúp quá trình hoạch toán, kê khai thuế của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đồng bộ, dễ dàng hơn.
Ông Đinh Hữu Thuận, Giám đốc Siêu thị HC Thanh Hóa cho biết: "Nhiều năm nay, HC đã thực hiện xuất hóa đơn điện tử, chúng tôi thực hiện trực tiếp trên phần mềm hóa đơn bán hàng. Mỗi khách hàng đến chúng tôi đều khuyến khích lấy hóa đơn để khách hàng được mua sản phẩm chính hãng có đầy đủ giấy tờ, chứng nhận xuất xứ. Hóa đơn ngoài vấn đề bảo hành ra còn thể hiện sự minh bạch trong hàng hóa, khuyến khích khách lấy hóa đơn để có sự công bằng giữa HC với cả các đơn vị kinh doanh khác".
Mua hàng hóa, dịch vụ phải lấy hóa đơn, chứng từ hợp pháp chính là cách thức tiêu dùng văn minh. Việc này không những tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch của toàn xã hội mà còn mang lại lợi ích cho chính người tiêu dùng khi quyền lợi được pháp luật bảo vệ trong giao dịch thương mại, qua đó góp phần nâng cao công tác hiện đại hóa, số hóa quản lý thuế của ngành thuế, chống thất thu, gian lận thuế. Hiện chương trình "hóa đơn may mắn" đang được ngành thuế Thanh Hóa tổ chức liên tục, không chỉ tạo động lực cho người tiêu dùng lấy hóa đơn, mà còn hình thành thói quen tiêu dùng văn minh, minh bạch trong hoạt động kinh doanh, vừa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vừa góp phần vào tăng thu ngân sách Nhà nước.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.