Mua nước sạch nhưng người dân phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh
Thời gian gần đây, người dân thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương phải sử dụng nước mưa, nước ao để sinh hoạt, mặc dù họ đã lắp đặt nước máy hợp vệ sinh từ lâu. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như sức khỏe, khiến người dân rất bức xúc.
Tại thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, người dân xả nước trực tiếp từ vòi, chỉ sau một vài phút, cặn bẩn đã kết tủa dưới đáy chậu, thậm chí còn có cả nhiều bọ gậy, loăng quăng.


Anh Lê Văn Nội, thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà tôi ở thôn 4, có đặt nguồn nước của Công ty An Bình, trong thời gian sử dụng tôi thấy nguồn nước rất bẩn, xả ra chậu một lúc đã thấy bọ gậy, cặn đọng. Tôi không dám dùng nữa".
Nước sạch không đảm bảo vệ sinh, hàng chục gia đình ở thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương đành quay trở về nếp sinh hoạt của nhiều năm về trước là ăn uống bằng nước mưa, tắm gội, giặt giũ bằng nước ao tù.

Bà Lê Thị Nhị, thôn 4, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nước rất bẩn lắm. Chúng tôi không dám dùng nước sạch này nữa. Bây giờ ăn uống dùng nước mưa, nước sạch rất bẩn, không ai dám dùng".

Được biết, người dân thôn 4, xã Quảng Hòa hợp đồng mua nước với Công ty Cổ phần Đầu tư cấp nước An Bình, có trụ sở tại xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương. Công ty đi vào hoạt động từ năm 2017, cung cấp nước sạch cho 8.500 khách hàng trên địa bàn 8 xã của huyện Quảng Xương. Đại diện công ty cho biết, nguyên nhân khiến nước sinh hoạt tại thôn 4, xã Quảng Hòa có cặn đen, bọ gậy, loăng quăng là do tại một số nơi thi công, mở rộng đường giao thông đã làm đứt gãy đường ống nhưng không thông báo cho công ty khắc phục khiến nước bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường ống.

Ông Phạm Thanh Hòa, Phó Giám đốc Nhà máy cấp nước An Bình, Công ty cổ phần Đầu tư cấp nước An Bình
Ông Phạm Thanh Hòa, Phó Giám đốc Nhà máy cấp nước An Bình, Công ty cổ phần Đầu tư cấp nước An Bình cho biết: "Công ty sẽ cho cán bộ kỹ thuật xuống xử lý xả cặn cuối nguồn toàn bộ tuyến, lấy mẫu đảm bảo thông báo cho khách hàng sử dụng nước trở lại".
Việc khẩn trương khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn tại thôn 4, xã Quảng Hòa là cấp thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Về lâu dài, Công ty cổ phần Đầu tư cấp nước An Bình cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các sự số trong quá trình cung cấp nước, tránh xảy ra tình trạng người dân mua nước sạch nhưng lại phải sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.

Công bố lãi suất vay mua nhà ở xã hội cho người dưới 35 tuổi
Ngân hàng Nhà nước thông báo mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại áp dụng đối với dư nợ của các khoản cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội từ nay đến ngày 31/12/2025.

Hết năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 68.000 trạm BTS 5G
Theo thông tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay cả nước đã có 11.000 trạm 5G được triển khai, phủ sóng trên 26% dân số và dự kiến đến hết năm 2025 là 68.000 trạm.

Sầm Sơn triển khai quy định mới với xe điện: An toàn nhưng chưa thuận tiện
Từ ngày 1/7, xe điện tại Sầm Sơn chỉ được phép hoạt động trên những tuyến đường có biển báo giới hạn tốc độ 30km/h. Ghi nhận của phóng viên Chuyên mục ATGT 24h tại phường Sầm Sơn, trong ngày đầu tiên thực hiện, các lái xe điện đã chấp hành đúng quy định mặc dù không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng.

Người dân được chọn địa điểm đăng ký xe từ 1/7
Cá nhân, tổ chức sẽ được phép đăng ký xe tại bất kỳ Công an cấp xã nào trong tỉnh, thành phố nơi mình cư trú từ 1/7/2025.

Đề xuất mức thu phí với 13 tuyến cao tốc hoàn thành năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất thu phí đối với 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025 dựa trên tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh.

Tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người qua Tổng đài 111
Theo Nghị định 162/2025 của Chính phủ, Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người sử dụng số điện thoại ngắn 111 của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi mua bán người.

Đảm bảo an ninh trật tự ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cùng với công tác sáp nhập địa giới hành chính, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, lực lượng Công an cấp xã, phường cũng có nhiều thay đổi cả về số lượng cán bộ, chiến sĩ và địa điểm làm việc. Việc phân công, phân nhiệm rõ ràng từ sớm, các đơn vị Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động ổn định thường ngày, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ
Từ ngày 01/7, 166 Công an xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động sau điều chỉnh địa giới hành chính. Khối lượng công việc lớn, địa bàn thay đổi nhiều, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao nhất, quyết tâm “bám cơ sở, giữ bình yên, vì Nhân dân phục vụ”.

Người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở
Từ 1/7/2025, người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, tương ứng 14.040.000 đồng/tháng.

Đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội, y tế khi vận hành chính quyền 2 cấp
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp vận hành trên toàn quốc, mọi quyền lợi về lương hưu, trợ cấp và bảo hiểm y tế của người dân được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, không bị gián đoạn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.