Mục sở thị quy trình kiểm định công tơ điện khi có khiếu nại
Lãnh đạo Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc cho biết, kiểm định viên không thể can thiệp vào quá trình kiểm định tự động. Công tơ đạt kiểm định sẽ được niêm phong, kẹp chì.
Khi nào khách hàng nên kiểm định công tơ?
Trước phản ánh nhiều người dân về hiện tượng hoá đơn tăng cao, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trường hợp khách hàng có nghi ngờ công tơ hoạt động không chính xác có thể yêu cầu phía điện lực kiểm tra lại để đảm bảo công bằng trong việc mua bán điện.
Trường hợp sai số công tơ vượt quá cho phép ngành điện sẽ tính toán truy thu hoặc thoái hoàn lại tiền điện cho khách hàng.
Ngày 30/6, Đoàn công tác xác minh về vấn đề ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện của EVN đã có cuộc làm việc tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc.
Băn khoăn lớn nhất của khách hàng đó là tính chính xác trong việc kiểm định công tơ, liệu có chuyện kiểm định viên can thiệp vào quá trình này.
Làm rõ vấn đề này, ông Tô Tuấn Anh - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc cho biết, thiết bị kiểm định công tơ được cài đặt phần mềm chương trình kiểm định, các kiểm định viên không thể tự ý can thiệp được vào chương trình đã cài đặt.
Kết quả sai số của công tơ được tự động ghi nhận và thu thập về phần mềm điều khiển, có cảnh báo khi công tơ không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường. Lưu trữ và bảo mật kết quả, chống can thiệp trái phép, thay đổi kết quả kiểm định; công tơ kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường, được niêm phong, đảm bảo không thể can thiệp vào bên trong công tơ nếu không phá hủy chì hoặc niêm phong.
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc cho biết, khi khách hàng có khiếu nại về kết quả kiểm định công tơ, đơn vị sẽ phối hợp các công ty điện lực để thực hiện kiểm định lại công tơ.
Trong trường hợp khách hàng vẫn chưa đồng ý với kết quả kiểm định lại và tiếp tục đề nghị kiểm tra, theo quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, công tơ sẽ được các đơn vị quản lý công tơ niêm phong lại và cho tiến hành kiểm định đối chứng lại tại một đơn vị độc lập hoàn toàn tại địa phương. Đơn vị độc lập này thường là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa bàn.
“Thực tế cho thấy rất ít khách hàng không nhất trí với kết quả kiểm định lại của các trung tâm thí nghiệm điện tỉnh/thành phố”, lãnh đạo Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc cho biết
Cài đặt cảnh báo sản lượng biến động trên 30%
Ông Đỗ Văn Năm - Phó trưởng ban Kinh doanh Tổng Công ty điện lực miền Bắc - EVNNPC khẳng định thêm, kiểm định viên không thể tác động để sửa dữ liệu trên máy chủ được. Tức là dù kiểm định viên có thể sửa dữ liệu trên màn hình máy tính, nhưng dữ liệu ở máy chủ là không thể, quy trình đó được bảo đảm rất nghiêm ngặt, chỉ hacker may ra mới có thể làm được.
Trong cuộc làm việc chiều 30/6 của đoàn kiểm tra, đại diện EVNNPC cho biết, thông thường đối với ghi số tự động, ghi qua HHU, ghi bằng máy tính bảng thì sẽ cài đặt cảnh báo, sản lượng biến động 30% so với kỳ trước để nhân viên ghi chỉ số thực hiện kiểm tra ngay sau khi ghi.
“Các phần mềm tính hoá đơn tiền điện như việc lập, tính toán hoá đơn tiền điện hàng tháng cho khách hàng được quản lý, tính toán trên phần mềm CMIS dùng chung của Tập đoàn điện lực Việt Nam”, đại diện EVNNPC thông tin.
Ông Lê Văn Trang - Phó tổng giám đốc EVNNPC chia sẻ thêm liên quan tới một số trường hợp sai sót trong ghi chỉ số hoá đơn tiền điện ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Nghệ An hay Ninh Bình... Theo đó, vị này cho rằng nếu tính trên gần 10,3 triệu khách hàng, những trường hợp trên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
“Nếu tất cả đều tuân thủ quy trình thì khó xảy ra sai sót. Một vụ việc sai sót hay 1.000 vụ thì đó cũng là sai sót của nhân viên điện lực. Chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm", lãnh đạo EVNNPC nhấn mạnh.
Nguyễn Mạnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thanh Hóa đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm
Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp nhất trong năm. Do vậy, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực, ở mức từ 520 - 525 USD/tấn.
Dành 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới sau bão số 3
Thông tin tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 35 tổ chức tín dụng công bố các gói tín dụng cho vay mới đối với doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn. Tổng giá trị các gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng.
Thúc đẩy tiêu thụ qua chương trình Online Friday 2024
Từ 0 giờ ngày 29/11, chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức diễn ra với hàng nghìn sản phẩm giảm giá. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp Việt Nam mà còn là dịp giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững trên thị trường thương mại điện tử.
Phát triển con nuôi đặc sản theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển nuôi các loại con đặc sản. Nhờ phát triển đối tượng nuôi đúng hướng, theo quy hoạch và nhu cầu thị trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Bình ổn giá cả thị trường hàng hoá cuối năm
Những tháng cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cũng là thời điểm dễ phát sinh nguy cơ sốt hàng, tăng giá trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm bình ổn nguồn cung và giá cả hàng hoá trên thị trường.
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%
So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD
Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.