Đường dây nóng: 0237 3721150

Mụn, nhọt: Không thể chủ quan

Đa phần bệnh có thể tự giới hạn và tự khỏi khi mụn nhọt bị vỡ mủ, thời gian này kéo dài khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu như mắc phải vi khuẩn độc lực cao hoặc người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh nhân có thể sốt cao, nhiễm trùng huyết và có thể tử vong.

19/05/2019 12:36

Cần phân biệt nhọt với mụn

Mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau. Các loại mụn thường là mụn trứng cá, bọc trứng cá hay sần trứng cá hay gặp ở những thanh niên dậy thì. Mụn cũng có thể có mủ.

Riêng nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Nhọt có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, song vẫn hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của hai bệnh ngoài da này, nhọt cấp tính và nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.

Riêng mụn cũng có những bọc mủ nhưng thường là bệnh mạn tính, ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm thành nhọt. Trong quá trình nặn mụn nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhọt. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, dùng khăn, quần áo mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng,...

 

Mụn, nhọt: Không thể chủ quan - 1

Nhọt cấp tính nguy hiểm hơn mụn rất nhiều.

Nguyên nhân phát sinh mụn, nhọt

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông sau đó tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh. Các tổn thương to dần lên trong 2 - 4 ngày. Nguyên nhân là do:

Do chế độ ăn uống: ăn ít rau, trái cây, ít chất xơ, làm cho gan phải làm việc nhiều hơn nhằm loại thải các chất có hại ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước quá... Bên cạnh đó sử dụng các chất kích thích rượu, bia khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng phát mụn nhọt để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể; chế độ sinh hoạt không hợp lý thức khuya, mất ngủ. Việc này không chỉ gây mụn mà còn làm cho da chúng ta xấu đi.

Do stress: Nếu bạn đang tức giận hay bị stress đó là tâm bạn không tốt thì chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi.

Do thời tiết: mụn nhọt thường gặp vào những ngày hè nắng nóng rất dễ làm mụn nhọt phát sinh và gây mẩn ngứa. Ngoài ra môi trường nhiều khí bụi khói độc cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt.

Do bị bệnh: bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan... cũng rất dễ phát sinh mụn nhọt.

Ngoài ra việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong một thời gian dài gây nên tình trạng mụn nhọt.

Có thể gây nhiễm trùng máu

Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra mụn nhọt. Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da rồi lan rộng dần. Chỗ mọc nhọt da nóng, đỏ, sưng và đau.

Vài ngày sau, trên nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ có mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt. Kích thước của nhọt thường bằng hạt ngô, hạt đỗ, quả mận và có khi còn bằng quả trứng gà, trong có nhiều mủ.

Vị trí nhọt ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, bụng, ngực, mông. Với mụn nhọt ở một vài vị trí đặc biệt thì phải chú ý, như đinh râu, hậu bối (bệnh than ngoài da), vì chúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Khi bị mụn nhọt không nên tự ý chữa bệnh đắp lá theo kinh nghiệm truyền miệng, vì như vậy có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.

Trị mụn nhọt thế nào?

Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và có thể tác động để đẩy nhanh quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lần trong ngày.

Khi mụn, nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng như betadine rồi dùng gạc vô trùng băng lại. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm ở nhiệt độ cao. Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.

Theo BS. Nguyễn Lan Anh

Sức khỏe & Đời sống


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa

Phòng dịch bệnh mùa mưa

20:15 , 12/07/2025

Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng

08:02 , 12/07/2025

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ

08:00 , 12/07/2025

Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ

20:12 , 11/07/2025

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng

20:09 , 11/07/2025

Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh

19:50 , 11/07/2025

Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè

18:16 , 11/07/2025

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh

08:04 , 11/07/2025

Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII

18:00 , 10/07/2025

Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

21:44 , 09/07/2025

Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.