Muốn đóng Vua bánh mì, cả đoàn phim đi học làm bánh
Buổi sáng đầu tháng 6, một công ty bánh kẹo ồn ào náo nhiệt hơn hẳn bởi xuất hiện khá nhiều nghệ sĩ của đoàn phim Vua bánh mì. Họ không đến quay phim mà đến học làm bánh.
"Các anh chị phải nhào bột, xắn từng miếng đều nhau. Rồi tay xoay xoay tròn bột như vậy mới đúng" - cô nhân viên miệng nói, tay làm thoăn thoắt. Các diễn viên Hữu Châu, Tấn Thi, Cao Minh Đạt, Quốc Huy, Bạch Công Khanh, Ngọc Thảo... chăm chú lắng nghe rồi thực hành.
![]() |
Đóng phim không khó bằng... làm bánh
Đích thân chủ hãng bánh cũng đã thị phạm và cầm tay hướng dẫn cụ thể cho một số diễn viên. Ông cười động viên: "Mới học có mấy tiếng mà đã làm được vậy. Cỡ vài tháng là giỏi hơn tôi rồi".
Trong số các diễn viên, nghệ sĩ Hữu Châu là khéo tay hơn cả. Chỉ sau một tiếng thực tập, anh đã nắn được bột bánh tròn mịn và không bị dính.
Nghệ sĩ Hữu Châu chia sẻ: "Vua bánh mì không phải là phim làm bánh đầu tiên của tôi. Trước đây, bộ phim Cuộc chiến quý ông tôi tham gia cũng khai thác nghề làm bánh. Nhưng lúc đó là làm bánh xưa, nướng bằng than. Còn phim này là làm bánh có máy móc hiện đại.
Thật ra, cảnh quay tôi làm bánh ít thôi nhưng tôi vẫn cố gắng thu xếp để đến đây học. Một phần muốn thao tác làm bánh của mình lên phim đẹp, mặt khác tôi cũng muốn gặp gỡ, trò chuyện tạo bầu không khí thân thiện với các diễn viên khác. Có như vậy thì khi quay mới đạt được kết quả tốt nhất!".
Ở góc khác, diễn viên Quốc Huy tập trung cao độ nhưng chưa nắn ra được sản phẩm ưng ý nên làm đi làm lại. Anh cười bảo: "Đóng phim không thấy khó chứ học làm bánh khó quá à". Với diễn viên khác, việc học làm bánh quan trọng một thì Quốc Huy cảm thấy quan trọng gấp 10 vì anh đảm nhận vai vua bánh mì Hữu Nguyên.
Vai này trong bản gốc của Hàn Quốc được diễn viên trẻ Yoon Shi Yoon hóa thân rất thành công. Và một lý do quan trọng tạo nên sự thành công cho nhân vật này là Yoon Shi Yoon làm bánh đẹp, công phu, thuần thục và có hồn.
Đây là buổi tập làm bánh lần thứ hai của các diễn viên phim Vua bánh mì. Họ còn phải có thêm 4 buổi học khác để có thể nắm bắt một số động tác căn bản của việc làm bánh. "Cảnh làm bánh trong Vua bánh mì chiếm đến 30% các cảnh quay, rất quan trọng. Vì thế, chúng tôi cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng" - đạo diễn Phương Điền cho biết.
Phim về các ngành nghề chưa được khai thác tốt
Hiện nay, các nhà sản xuất phim truyền hình Việt khai thác chủ yếu về đề tài tâm lý - tình cảm gia đình, tình yêu.
Mảng đề tài được khai thác chính từ một số ngành nghề như luật sư, công an, nhà báo, nhà giáo, quân nhân, ca sĩ, bác sĩ, người giúp việc, thiết kế thời trang, công nhân may... cũng được khai thác nhưng một số phim làm khá hời hợt, thiếu chiều sâu, thậm chí sai sót khiến người trong nghề bắt bẻ, người xem thì ngao ngán.
Nhưng cũng có nhiều phim đã "chạm" đến khán giả như Thuyền giấy (khai thác đời sống, công việc của công nhân ngành may), Mặn hơn muối (phim về nghề sản xuất muối), Mắt lụa (nói về làng lụa tơ tằm), hay mới đây nhất Những cô gái trong thành phố phần nào khắc họa được cuộc sống khó khăn và công việc của những công nhân làm việc trong xưởng may...
Nữ biên kịch Nguyễn Mỹ Hà, từng viết kịch bản Cuộc chiến quý ông khai thác nghề làm bánh, cho rằng: "Phim đi sâu vào từng ngành nghề tạo được sự chú ý vì có thông tin thú vị về chuyên môn của ngành nghề đó. Tuy nhiên, nếu kịch bản chỉ có thông tin mà không chú ý đến phần giải trí thì khán giả - nhất là khán giả trẻ - cũng không đón nhận".
Vì thế, theo chị, kịch bản phim không dễ viết sao cho vừa đúng vừa hấp dẫn. Chị cho biết thêm: "Tôi đã viết kịch bản Hương gốm sau thời gian đến làng gốm tại Đồng Tháp để tìm hiểu thực tế và tra cứu trên mạng... Nhưng đến nay, kịch bản chưa thể đưa vào sản xuất vì kinh phí cao".
Góp vào câu chuyện làm thế nào có phim về nghề hấp dẫn, đạo diễn Nhâm Minh Hiền - người thực hiện khá nhiều phim về ngành nghề - cho rằng khâu kịch bản vẫn quan trọng nhất. Muốn có kịch bản viết về ngành nghề tốt, người biên kịch phải nghiên cứu kỹ để tìm ra những chi tiết đắt giá nhất của nghề.
Ông chia sẻ thêm: "Ban đầu trong kịch bản Mặn hơn muối, tác giả chỉ xem nghề sản xuất muối là cái cớ cho diễn biến phim. Nhưng tôi nghĩ hẳn khán giả phải rất tò mò xem diêm dân đã sản xuất muối như thế nào, cuộc sống của họ ra sao... nên tôi đã về ở với bà con sản xuất muối mấy ngày liền để viết thêm".
Theo HOÀNG LÊ/Tuổi trẻ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tọa đàm famtrip khám phá du lịch xứ Thanh
Ngày 26/4, tại Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dự tọa đàm famtrip khám phá du lịch xứ Thanh. Chương trình thu hút sự tham gia của đại diện 120 doanh nghiệp lữ hành cả nước.

Huyện Thường Xuân sẵn sàng các điều kiện đón khách dịp nghỉ lễ
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự kiến lượng khách du lịch đến tham quan, lưu trú tại Thường Xuân sẽ tăng cao. Thời điểm này các khu điểm du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú đang tích cực chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ du khách, qua đó góp phần tăng thêm ấn tượng của du khách khi đến với Thường Xuân.

Lễ hội biển Sầm Sơn 2025 “Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng”
Tối 26/4, tại sân khấu Quảng trường biển, thành phố Sầm Sơn, sẽ diễn ra Lễ hội biển Sầm Sơn 2025 “Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng”.

Chủ động phương án đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ hội biển Sầm Sơn 2025
Vào tối ngày 26/4, lễ hội biển Sầm Sơn 2025 với chủ đề "Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng" sẽ được tổ chức, dự kiến sẽ có hàng nghìn người tham dự. Đến thời điểm này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai lực lượng, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau sự kiện, quyết tâm không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu
Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.

4 tháng, Thanh Hóa thu 8.390 tỷ từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Tối ngày 24/4, khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025
20h tối ngày 24/4, tại Khu du lịch biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn với chủ đề "Nghi Sơn biển ngọc – Khát vọng vươn xa". Đây là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Hoà và hoà chung không khí lễ hội du lịch biển 2025 của Thanh Hoá, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với xứ Thanh.

Trẩy hội Đình Thi
Miền núi xứ Thanh có rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng về với huyện miền núi Như Xuân để tham dự Lễ hội Đình Thi - một lễ hội tiêu biểu của đồng bào Thổ Thanh Hóa.

Kiểm tra công tác đảm bảo an ninh trật tự cho khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025
Chương trình khai mạc Lễ hội biển Sầm Sơn 2025 với chủ đề “Sầm Sơn – khát vọng tỏa sáng” sẽ được tổ chức vào tối ngày 26/4 tới đây. Chiều ngày 23/4, Thiếu tướng Trần Phú Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Giám đốc Công an tỉnh đã kiểm tra thực địa, chỉ đạo triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho sự kiện này.

Tối 24/4 sẽ trao bằng công nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Quang Trung
Tối 24/4 tại Quảng trường Biển, Khu du lịch Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn sẽ diễn ra lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 với chủ đề: Nghi Sơn biển ngọc- Khát vọng vươn xa. Trong khuôn khổ buổi lễ sẽ trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Quang Trung
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.