Mường Lát chuyển biến sau một năm thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Ngày 29/9/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay, sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết, với sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh và các ban ngành, các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mường Lát đã chủ động, tích cực vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Được chính quyền và ngành Nông nghiệp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, gia đình ông Sòng A Hải, dân tộc Mông, ở bản Suối Lóng, xã Tam Chung đã chuyển đổi gần một héc ta trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng sắn.

Toàn bộ sắn củ thu hoạch được nhà máy bao tiêu với giá 2.000 đồng/kg. Dự kiến vụ sắn này, gia đình ông Hải sẽ có thu nhập gần 50 triệu đồng.
Ông Sòng A Hải, Bản Suối Lóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", huyện Mường Lát lựa chọn cây sắn làm cây sinh kế giúp người dân nhanh chóng có thu nhập, đảm bảo cuộc sống, từ đó yên tâm trồng rừng và các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hơn để thoát nghèo bền vững. Năm nay, toàn huyện Mường Lát Mường Lát trồng được khoảng 3.000 ha sắn, năng suất dự kiến đạt 18 tấn/ha. Vụ sắn này, người dân Mường Lát sẽ có thêm nguồn thu nhập hơn 100 tỷ đồng từ cây sắn.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu mà Nghị quyết 11 đề ra, trong thời gian qua, Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở đã tập trung triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự lan tỏa đến đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân, từ đó thay đổi nhận thức, cách thức, chuyển từ tập quán sản xuất "tự cung, tự cấp" sang sản xuất "hàng hóa"; chủ động, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, trong năm 2023 đã có trên 380 hộ thoát nghèo, trong đó có 99 hộ tự nguyện xin ra khoải danh sách hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ hơn 64% hồi đầu năm giảm xuống còn 18%.

Đây là một trong những chuyển biến mạnh mẽ sau một năm thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giúp xã Mường Chanh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã vùng biên giới của tỉnh. Tính chung trên địa bàn toàn huyện, giai đoạn 2021 – 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm hơn 9%.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn thách thức, song những kết quả sau hơn một năm thực, Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất đáng khích lệ, như một làn gió mới, góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống của người dân ở vùng cao biên giới xa xôi này.


Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.