Mỹ, châu Âu lại đe dọa Iran bằng nghị quyết của IAEA nhưng để ngỏ thời gian
Ngày 14/9, Mỹ và ba đồng minh châu Âu đã gây sức ép tới Iran bằng một nghị quyết khác tại hội đồng giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc. Theo đó, các nước này yêu cầu hành động về các vấn đề như giải thích dấu vết uranium được tìm thấy tại các địa điểm không được công bố, nhưng vẫn bỏ ngỏ liệu họ có làm theo hay không.

Lời cảnh báo được đưa ra bởi Anh, Pháp và Đức - còn gọi là E3 - và Mỹ trong cuộc họp hàng quý của Ban Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố ngày 14/9- trong bối cảnh căng thẳng của phương Tây với Iran ngày càng trở nên phức tạp bởi các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran.
Nghị quyết hồi tháng 11 năm ngoái đã yêu cầu Tehran hợp tác khẩn cấp với cuộc điều tra của IAEA về sự hiện diện của các hạt uranium tại ba địa điểm không được khai báo, kể từ khi thu hẹp xuống còn hai.
Các cường quốc phương Tây gần đây lên án Iran vì đã cản trở IAEA giám sát vấn đề trên và các vấn đề khác như việc lắp đặt lại camera giám sát đã bị dỡ bỏ vào năm ngoái và việc làm giàu uranium tới độ tinh khiết lên tới 60%, gần với cấp độ vũ khí. Song song đó, giới ngoại giao nói rằng Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật "xuống thang" với Iran, có khả năng làm xáo trộn tình hình.
Cả 4 quốc gia đều cho rằng, sẽ chỉ thúc đẩy IAEA ra nghị quyết lên án Iran nếu như nước này không tuân thủ các yêu cầu nêu trên. 4 quốc gia nêu rõ, Iran không thể tiếp tục không đáp ứng các nghĩa vụ pháp lý của họ. Nếu Iran không thực hiện các hành động cần thiết và khẩn cấp, Hội đồng sẽ phải chuẩn bị thực hiện các hành động tiếp theo để buộc Tehran phải chịu trách nhiệm trong tương lai, bao gồm khả năng ban hành một Nghị quyết mới.
Theo tuyên bố, đã hơn 4 năm qua, Iran chưa giải thích thỏa đáng về những dấu hiệu hạt nhân được phát hiện tại các địa điểm mà nước này chưa từng thừa nhận. Đến tháng 11/2022, IAEA yêu cầu Iran "cần thiết và cấp bách" phải làm rõ vấn đề này. Bên cạnh đó, IAEA cũng đòi Tehran phải cho lắp đặt lại các camera giám sát mà nước này đã gỡ bỏ khỏi các cơ sở hạt nhân trước đó, để tiếp tục thu thập dữ liệu giám sát đối với các cơ sở này.

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố, Nga và Ukraine đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn ba năm, với mỗi bên trao trả 246 tù binh.

Ngày lễ Phục sinh trên thế giới
Trong những ngày này, du khách khắp nơi trên thế giới đã đổ xô về một số vùng ở Tây Ban Nha để tham gia rước kiệu khổng lồ trong suốt một tuần trước lễ Phục sinh, đóng góp "khủng" cho du lịch của quốc gia châu Âu này.

Triều Tiên cáo buộc chính quyền ông Trump muốn 'leo thang xung đột'
Ngày 20/4, Triều Tiên chỉ trích việc chính quyền của Tổng thống Trump nới lỏng các quy định xuất khẩu vũ khí, gọi đây là hành đông nhằm "leo thang xung đột" trên toàn cầu.

Trung Quốc tổ chức giải bán marathon giữa robot và con người
Tại giải bán marathon Diệc Trang vừa diễn ra ở Bắc Kinh- Trung Quốc, 21 robot hình người đã tham gia cùng hàng nghìn vận động viên, đánh dấu lần đầu tiên các cỗ máy này thi đấu bên cạnh con người trên đường chạy dài 21km, dù trước đó chúng đã từng góp mặt, nhưng chưa bao giờ thực sự thi đấu.

Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
Theo một cuộc khảo sát của công ty tư vấn Deloitte, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các công ty của Thụy Sỹ đang đánh giá tương lai theo hướng bi quan hơn nhiều.

Mỹ sẽ phân loại lại nhân viên liên bang, có khả năng để sa thải hàng loạt
Ngày 18/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, chính quyền của ông sẽ tái áp dụng “Chương trình F” nhằm thay đổi phân loại việc làm của hàng chục nghìn nhân viên liên bang, một động thái mà các chuyên gia quản trị cho rằng sẽ giúp việc thực hiện nhiều đợt sa thải hàng loạt dễ dàng hơn.

Hungary ghi nhận đợt bùng phát lở mồm long móng thứ năm
Hungary ngày 18/4 xác nhận đợt bùng phát dịch lở mồm long móng (FMD) thứ năm tại một trang trại chăn nuôi bò sữa ở Rabapordany, gần biên giới với Slovakia.

Tổng thống Duda: Ba Lan sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân của cả Mỹ và Pháp trên lãnh thổ
Ngày 18/4, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết nước này sẵn sàng tiếp nhận cả vũ khí hạt nhân của Mỹ và Pháp để tăng cường năng lực phòng thủ trước các mối đe dọa bên ngoài.

Nhật Bản thông báo kết quả đàm phán thuế quan với Mỹ
Ngày 18/4, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya cho biết, đàm phán thuế quan giữa Nhật Bản và Mỹ bước đầu đã có tiến triển tích cực, làm cơ sở để có các cuộc thảo luận sâu hơn vào cuối tháng này.

Mỹ - Iran đàm phán hạt nhân vòng hai
Vòng đàm phán thứ 2 giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran diễn ra hôm nay (19/4) tại Rome, Italy, nhằm giải quyết bế tắc kéo dài hàng thập kỷ liên quan đến những mục tiêu về hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ dùng biện pháp quân sự nếu ngoại giao thất bại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.