Mỹ nghi Campuchia bí mật cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân
Thời báo Phố Wall dẫn lời các quan chức Mỹ và đồng minh cho biết Trung Quốc đã ký một thỏa thuận bí mật cho phép lực lượng vũ trang nước này sử dụng một căn cứ hải quân của Campuchia.

Nhấn để phóng to ảnh
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. (Ảnh: Khmer Times)
Thời báo Phố Wall ngày 21/7 dẫn các nguồn tin từ các quan chức Mỹ và đồng minh cho biết, thỏa thuận bí mật được Trung Quốc và Campuchia ký vào mùa xuân năm nay, song cả hai nước đều không tiết lộ thông tin này. Thỏa thuận trao cho Trung Quốc đặc quyền sử dụng một phần của căn cứ hải quân Ream của Campuchia tại vịnh Thái Lan, nơi cách không xa một sân bay lớn đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Các quan chức cho biết một số chi tiết trong bản thỏa thuận cuối cùng vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã nhìn thấy một bản thảo sơ bộ của thỏa thuận, trong đó nói rằng Campuchia cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân trong vòng 30 năm. Sau thời hạn này, thỏa thuận sẽ được gia hạn 10 năm một lần.
Theo thông tin từ bản thảo sơ bộ, Trung Quốc có thể triển khai lực lượng binh sĩ, lưu trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại căn cứ hải quân của Campuchia.
Thời báo Phố Wall nhận định việc Trung Quốc triển khai các chiến dịch quân sự từ căn cứ hải quân hoặc sân bay tại Campuchia, hoặc từ cả hai địa điểm này, sẽ nâng cao đáng kể khả năng của Bắc Kinh trong việc củng cố các yêu sách chủ quyền và lợi ích kinh tế tại Biển Đông, đe dọa các đồng minh của Mỹ trong khu vực và mở rộng tầm hưởng của Trung Quốc tại eo biển Malacca.
Tuy nhiên, các quan chức của cả Trung Quốc và Campuchia đều phủ nhận có bất kỳ kế hoạch nào cho phép quân đội Trung Quốc hiện diện tại Campuchia.
“Không có chuyện như vậy xảy ra”, Phay Siphan, người phát ngôn chính phủ Campuchia, ngày 19/7 cho biết. Ông Siphan gọi đây là “tin giả”.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ và đồng minh của Mỹ khẳng định thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc liên quan tới căn cứ hải quân Ream đã được hoàn tất. Nếu thông tin do phía Mỹ tiết lộ là chính xác, đây sẽ là căn cứ hải quân đầu tiên của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
“Washington lo ngại rằng bất kỳ bước đi nào của chính phủ Campuchia nhằm chào đón sự hiện diện quân sự của nước ngoài tại Campuchia cũng sẽ gây phức tạp nền hòa bình và ổn định khu vực”, Emily Zeeberg, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, cho biết.
Theo Charles Edel, cựu cố vấn Ngoại trưởng Mỹ và hiện là nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Australia, việc kết hợp các căn cứ của Trung Quốc tại Campuchia với các tiền đồn quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ tạo thành “vành đai tam giác bao bọc toàn bộ lục địa Đông Nam Á”.
Được bao quanh bởi rừng rậm, căn cứ hải quân Ream trải rộng trên diện tích khoảng 76 hecta, bao gồm hai cơ sở được xây dựng bằng nguồn tiền của Mỹ và được hải quân Campuchia sử dụng, cùng một cầu tàu với khoảng 12 tàu tuần tra neo đậu.
Theo bản thảo sơ bộ, Trung Quốc sẽ xây dựng hai cầu tàu mới, một cho Trung Quốc sử dụng và một cho Campuchia sử dụng. Giới chức Mỹ tiết lộ các hoạt động nạo vét sẽ được tiến hành tại căn cứ hải quân Campuchia để các tàu hải quân lớn hơn của Trung Quốc có thể neo đậu.
Theo giới chức Mỹ, binh sĩ Trung Quốc được phép mang vũ khí và hộ chiếu Campuchia, đồng thời yêu cầu người Campuchia phải có sự cho phép của Trung Quốc mới được đi vào khu vực rộng 25 hecta do Trung Quốc quản lý tại căn cứ hải quân Ream.
Thời báo Phố Wall đã tiếp cận một bức thư do Bộ Quốc phòng Campuchia gửi Mỹ hồi tháng 7, trong đó thông báo các cơ sở do Mỹ rót tiền xây dựng tại căn cứ hải quân Ream sẽ được di dời tới địa điểm khác nhằm cho phép “tăng cường an ninh và phát triển hạ tầng” tại khu vực này. Giới chức Mỹ hiện vẫn tranh cãi về việc liệu Washington có thể thuyết phục Campuchia thay đổi quyết định tại căn cứ Ream hay không.
Mỹ và các đồng minh vẫn đang “vận động hành lang” Campuchia để thuyết phục nước này không cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng sân bay mới tại Dara Sakor, cách căn cứ Ream khoảng 64 km về phía tây bắc. Sân bay này đang được một công ty tư nhân Trung Quốc xây dựng theo hợp đồng thuê đất kéo dài 99 năm.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các hoạt động xây dựng đang được xúc tiến nhanh chóng tại sân bay ở Dara Sakor trong một năm qua. Tại đây có một đường băng dài hơn 3 km, đủ lớn để cho phép các máy bay như Boeing 747, Airbus A380, các máy bay ném bom tầm xa hoặc máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc, hoạt động.

Nhấn để phóng to ảnh
Sân bay quốc tế Dara Sakor dự kiến là sân bay lớn nhất của Campuchia (Ảnh: WSJ)
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy sự chuẩn bị để xây dựng đường băng tại Dara Sakor thành nơi cho phép các máy bay quân sự, đặc biệt là các máy bay chiến đấu, cất cánh và hạ cánh nhanh. Tuy nhiên, công ty xây dựng sân bay Dara Sakor khẳng định khu vực này chỉ phục vụ mục đích thương mại.
Sân bay Dara Sakor dự kiến đi vào hoạt động từ năm sau và sẽ trở thành sân bay lớn nhất tại Campuchia, dù sân bay này được xây dựng tại một tỉnh với dân số chỉ khoảng 200.000 người.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen năm ngoái đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho phép Trung Quốc hiện diện quân sự tại nước này. Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã gửi thư cho ông Hun Sen để bày tỏ quan ngại về vấn đề này.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 6 cũng phủ nhận thông tin Bắc Kinh đang thiết lập căn cứ quân sự tại Campuchia.
Thành Đạt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ukraine nói về khả năng đàm phán trực tiếp với Nga
Ukraine đang rất kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn với Nga sẽ đạt được trong cuộc họp tại London, trong ngày hôm nay 23/04, khi gặp lại các đối tác Mỹ, Anh, Đức và Pháp. Cả Nga và Ukraine đều đã để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp giữa lúc rộ tin về sự công nhận các vùng lãnh thổ mới cho Nga từ phía Mỹ.

Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận ngừng bắn tại Gaza: Hy vọng mới cho một thỏa thuận hòa bình
Một phái đoàn cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas đã đến thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia các cuộc đàm phán với mục tiêu đạt được một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện với Israel, giữa bối cảnh xung đột tại Dải Gaza leo thang nghiêm trọng trở lại trong những tuần gần đây. Chuyến đi được đánh giá là bước tiến ngoại giao quan trọng, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực đã kéo dài nhiều tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có phần mềm mỏng hơn về thuế quan đối với Trung Quốc
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 dường như đã dịu giọng về cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khi phát biểu tại Phòng Bầu dục rằng mức thuế cao 145% áp lên hàng hóa Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể, nhưng không về mức bằng 0”.

Ấn Độ: Xả súng nhằm vào khách du lịch khiến hơn 20 người thiệt mạng
Cảnh sát Ấn Độ ngày 22/4 cho biết, ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng nhằm vào khách du lịch. tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam, thuộc Jammu và Kashmir, nơi tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ấn Độ.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ
Iran ngày 22/4 tuyên bố, nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân trong tương lai gần, trong bối cảnh Tehran đang chuẩn bị cho vòng đàm phán gián tiếp thứ ba với Mỹ vào ngày 26/4 tại Oman. Tuyên bố của chính phủ Iran được đưa ra một ngày- trước khi các chuyên gia Mỹ và Iran dự kiến nhóm họp để thảo luận về các khía cạnh kỹ thuật của một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng.

Mỹ khởi động chiến dịch cải tổ, tinh gọn Bộ Ngoại giao
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 22/4 đã công bố kế hoạch tái cơ cấu toàn diện Bộ Ngoại giao để phục vụ cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Ngoại giao tiến vào thế kỷ 21, với cách tiếp cận mới - sẽ trao quyền cho Bộ Ngoại giao từ cơ sở, từ các văn phòng đến các đại sứ quán.

Giáo hoàng Francis qua đời
Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực
Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman
Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.