ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mỹ phản đối kế hoạch củng cố Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Mỹ, nhà tài trợ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới, đang từ chối các đề xuất để WHO độc lập hơn.

23/01/2022 16:05

 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: WHO
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: WHO

Đề xuất tăng đóng góp ngân sách

Theo một tài liệu của WHO được công bố trực tuyến hồi đầu tháng 1, nhóm công tác của WHO về tài chính bền vững đưa ra đề xuất tăng mức đóng góp thường niên của mỗi quốc gia thành viên.

Kế hoạch này là một phần của quá trình cải cách rộng lớn hơn nhằm tăng cường quyền lực của WHO trong việc can thiệp sớm vào một cuộc khủng hoảng.

Tài liệu cho biết, theo đề xuất đã được công bố, khoản đóng góp bắt buộc của các quốc gia thành viên sẽ tăng dần từ năm 2024 để đạt 50% ngân sách lõi trị giá 2 tỉ USD của WHO vào năm 2028, so với mức dưới 20% hiện nay.

Ngân sách lõi của WHO là để chống đại dịch và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Nó cũng tăng thêm 1 tỉ USD mỗi năm để giải quyết những thách thức toàn cầu cụ thể như các bệnh nhiệt đới và cúm.

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đang phản đối cải cách vì lo ngại về khả năng của WHO trong việc đối đầu với các mối đe dọa trong tương lai - các quan chức Mỹ nói với Reuters. Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy việc thành lập một quỹ riêng, do các nhà tài trợ trực tiếp kiểm soát, để tài trợ cho việc phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe.

Bốn quan chức Châu Âu tham gia vào cuộc đàm phán xác nhận sự phản đối của Mỹ. Việc Mỹ từ chối các đề xuất để WHO độc lập hơn làm dấy lên nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Mỹ không có bình luận ngay lập tức.

Những người ủng hộ nói rằng sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ tự nguyện hiện nay từ các quốc gia thành viên và từ các tổ chức từ thiện như Quỹ Bill và Melinda Gates buộc WHO phải tập trung vào các ưu tiên do các nhà tài trợ đặt ra và khiến tổ chức này ít có khả năng chỉ trích các thành viên khi mọi việc diễn ra không như ý muốn.

Một hội đồng độc lập về đại dịch được chỉ định để cố vấn về cải cách của WHO đã kêu gọi tăng nhiều hơn các khoản phí bắt buộc, lên 75% ngân sách lõi, coi hệ thống hiện tại là "một rủi ro lớn đối với tính toàn vẹn và độc lập" của WHO.

Bản thân WHO đã trả lời một câu hỏi bằng cách nói rằng “chỉ có các quỹ linh hoạt và có thể dự đoán được mới có thể cho phép WHO thực hiện đầy đủ các ưu tiên của các quốc gia thành viên”.

Khó đạt đồng thuận

Các nhà tài trợ hàng đầu trong Liên minh Châu Âu, bao gồm cả Đức, ủng hộ kế hoạch, cùng với hầu hết các quốc gia Châu Phi, Nam Á, Nam Mỹ và Arab.

Đề xuất sẽ được thảo luận tại cuộc họp ban điều hành của WHO trong tuần này nhưng sự chia rẽ có nghĩa là dự kiến sẽ không đạt được thỏa thuận nào.

WHO xác nhận rằng hiện không có sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên, và cho biết các cuộc đàm phán có thể sẽ tiếp tục cho đến cuộc họp thường niên vào tháng 5 của Đại hội đồng Y tế Thế giới - cơ quan ra quyết định hàng đầu của WHO.

Các nhà tài trợ Châu Âu đặc biệt ủng hộ việc trao quyền thay vì làm suy yếu các tổ chức đa phương, bao gồm cả WHO.

Theo một quan chức Châu Âu, kế hoạch của Mỹ “gây ra sự hoài nghi ở nhiều quốc gia” và việc tạo ra một cấu trúc mới do các nhà tài trợ kiểm soát chứ không phải bởi WHO, sẽ làm suy yếu khả năng của cơ quan này trong việc chống lại các đại dịch trong tương lai.

Mỹ đã chỉ trích WHO trong một thời gian. Cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi WHO sau khi cáo buộc tổ chức này bảo vệ sự chậm trễ ban đầu của Trung Quốc trong việc chia sẻ thông tin khi COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán vào năm 2019.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã sớm tham gia WHO trở lại sau khi nhậm chức, nhưng giới chức Mỹ nói rằng WHO cần cải cách đáng kể, đồng thời nêu lên lo ngại về quản trị, cấu trúc và khả năng đối đầu với các mối đe dọa đang gia tăng của tổ chức này.

Một trong những quan chức Châu Âu cho hay, các nước lớn khác, bao gồm Nhật Bản và Brazil, cũng do dự về đề xuất được công bố. Brazil đồng ý rằng cần phải xem xét tài trợ của WHO, nhưng phản đối đề xuất tăng đóng góp do nước này đã thâm hụt vì đại dịch và đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính. Theo một quan chức Brazil, WHO cần tìm những cách khác để gây quỹ, chẳng hạn như thu phí dịch vụ, cắt giảm chi phí hoặc chuyển hoạt động sang các quốc gia rẻ hơn. “Tăng đóng góp nên là phương sách cuối cùng" - quan chức này nói.

Hai trong số các quan chức châu Âu cho hay, Bắc Kinh vẫn chưa thể hiện rõ lập trường của mình, trong khi một quan chức thứ ba xếp Trung Quốc vào danh sách những nước chỉ trích đề xuất của WHO.

Chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc không có bình luận ngay lập tức.

SONG MINH/Báo Lao Động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Venezuela tiếp tục khai thác các mỏ dầu của Mỹ

Venezuela tiếp tục khai thác các mỏ dầu của Mỹ

07:43 , 07/05/2025

Tổng thống Nicolas Maduro ngày 5/5 cho biết Venezuela có thể tiếp tục khai thác các mỏ dầu mà tập đoàn Chevron của Mỹ sẽ phải từ bỏ, sau khi Washington thu hồi giấy phép hoạt động của công ty này tại Venezuela trước ngày 27/5.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo những khó khăn của của nền kinh tế do chính sách thuế quan mới

Cựu Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo những khó khăn của của nền kinh tế do chính sách thuế quan mới

07:41 , 07/05/2025

Cựu Phó Tổng thống Mỹ, Mike Pence ngày 5/5 cảnh báo chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể dẫn đến lạm phát, gây tổn hại cho người tiêu dùng và cuối cùng sẽ gây hại cho nền kinh tế Mỹ

Met Gala: bữa tiệc thời trang lớn nhất Thế giới

Met Gala: bữa tiệc thời trang lớn nhất Thế giới

07:39 , 07/05/2025

Đại tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2025 đã chính thức diễn ra vào rạng sáng ngày 6/5 ( theo giờ Việt Nam) tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (The Met) ở New York. Chủ đề năm nay là "Superfine: Tailoring Black Style", tập trung vào việc tôn vinh phong cách Black Dandyism và vai trò của thời trang trong việc hình thành bản sắc của người da đen trong cộng đồng người gốc Phi xuyên Đại Tây Dương.

Romania: Thủ tướng Marcel Ciolacu tuyên bố từ chức

Romania: Thủ tướng Marcel Ciolacu tuyên bố từ chức

07:38 , 07/05/2025

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu ngày 5/5 đã tuyên bố từ chức sau khi đảng Dân chủ Xã hội (PSD) cầm quyền tuyên bố rút khỏi liên minh chính phủ và ứng cử viên tổng thống của liên minh cầm quyền- Antonescu, không đủ điều kiện tham gia vòng bầu cử thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 4/5.

Người nhập cư trái phép tự nguyện rời Mỹ sẽ được nhận 1.000 USD

Người nhập cư trái phép tự nguyện rời Mỹ sẽ được nhận 1.000 USD

07:37 , 07/05/2025

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố một chương trình mới, theo đó sẽ chi trả 1.000 USD cho những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ nhằm khuyến khích họ tự nguyện trở về quê hương.

Lễ hội Lửa Beltane 2025 tại Edinburgh, Scotland

Lễ hội Lửa Beltane 2025 tại Edinburgh, Scotland

07:35 , 07/05/2025

Mới đây, Lễ hội lửa Beltane đã diễn ra sôi động tại đồi Calton ở thành phố Edinburgh của xứ Scotland, thuộc Anh, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Sự kiện thường niên của người Celtic này được tổ chức nhằm đánh dấu sự kết thúc của mùa Đông, đón mùa Xuân ấm áp và mùa Hè sôi động.

Giải báo chí Pulitzer 2025: New York Times và New Yorker dẫn đầu với 7 giải thưởng

Giải báo chí Pulitzer 2025: New York Times và New Yorker dẫn đầu với 7 giải thưởng

07:33 , 07/05/2025

Những câu chuyện sắc bén phản ánh các vấn đề nóng của xã hội, từ cuộc khủng hoảng fentanyl gây nhức nhối, những góc khuất trong hoạt động của quân đội Mỹ và vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa hai tờ báo New York Times và The New Yorker lên vị trí dẫn đầu tại giải báo chí Pulitzer năm 2025.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục hạ lãi suất để ứng phó

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục hạ lãi suất để ứng phó

11:45 , 02/05/2025

Ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định cắt giảm lãi suất chính sách thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống còn 1,75%, mức thấp nhất trong hai năm qua. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đối mặt với áp lực từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Hamas: Israel sẽ đối mặt với một số áp lực để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza

Hamas: Israel sẽ đối mặt với một số áp lực để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza

11:12 , 02/05/2025

Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 30/4 cho biết, Israel sẽ phải đối mặt với một số áp lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến vùng Vịnh trong hai tuần tới.

Hội chợ Sách Quốc tế Rabat, Ma-rốc lần thứ 30: Nơi hội tụ văn hóa toàn cầu và đổi mới xuất bản

Hội chợ Sách Quốc tế Rabat, Ma-rốc lần thứ 30: Nơi hội tụ văn hóa toàn cầu và đổi mới xuất bản

11:07 , 02/05/2025

Mới đây, Hội chợ Sách và Xuất bản Quốc tế Rabat lần thứ 30 đã diễn ra tại thủ đô Rabat của Ma-rốc, thu hút đông đảo các nhà xuất bản và khách tham quan, góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học.