Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Chính vì vậy, những gói kích thích kinh tế ở thời điểm này được đánh giá là vô cùng cần thiết, sẽ kích thích chi tiêu, tạo đà hồi phục cho nền kinh tế.
![]() |
Ngày 10/3 Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật về gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD, với 220 phiếu thuận và 211 phiếu chống. Hạ viện Mỹ đã thông qua gói kích thích kinh tế này chỉ 4 ngày sau khi Thượng viện Mỹ thông qua, nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Điểm đáng chú nhất của gói cứu trợ này là các khoản trợ cấp trực tiếp lên tới 1.400 USD cho hầu hết những người Mỹ trưởng thành. Đây sẽ là khoản tiền cứu trợ cho người dân Mỹ đầu tiên dưới thời Chính quyền Tổng thống Biden.
Như vậy, với việc thông qua gói kích thích kinh tế này, đảng Dân chủ đã cho thấy họ đang nỗ lực thực hiện cam kết của mình. Gói cứu trợ sẽ được trình lên Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Tổng thống Biden dự kiến ký dự luật này trước khi các phúc lợi về thất nghiệp hết hạn ngày 14/03.
Trong lúc này, virus SARS-CoV2 đã xuất hiện ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 118 triệu ca nhiễm và trên 2,6 triệu trường hợp tử vong. Mới đây, theo một nghiên cứu của Anh được đăng tải trên tập san British Medical Jourrnal số ra ngày 10/3, biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 phát hiện ở Anh hồi cuối năm ngoái, hay còn gọi là biến thể B.1.1.7, có khả năng gây tử vong cao hơn từ 30-100% so với các chủng trước. Biến thể B.1.1.7 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào tháng 9/2020 và đến nay xuất hiện ở hơn 100 nước trên thế giới. Biến thể này có 23 đột biến trong mã gene, một con số khá cao. Một số đột biến khiến biến thể B.1.1.7 dễ lây lan rộng hơn.
Liên quan đến việc phân phối vaccine phòng bệnh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 10/3 đã hối thúc các nước bổ sung nguồn tài chính hỗ trợ để các nghèo được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 và theo quỹ, khoản đóng góp cần có khoảng 1 tỷ USD.
Trong khi đó, trong 2 tuần tới, Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhận thêm 4 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTechr để "dập tắt" các "điểm nóng" về COVID-19 trong khối. Đây là kết quả từ thỏa thuận mới đạt được giữa Ủy ban châu Âu và liên danh Pfizer/BioNtech. Theo đó, lô vaccine trên được bổ sung ngoài các hợp đồng sẵn có với các hãng sản xuất.
Theo Minh Phương/ Bản tin 18h30 ngày 11/3/2021
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng thống Zelensky: Mỹ không chuyển 20.000 tên lửa chống UAV cho Ukraine như đã hứa
Trong bối cảnh Chiến sự Nga - Ukraine những ngày qua leo thang nghiêm trọng với các đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/6 xác nhận rằng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển 20.000 tên lửa chống chống thiết bị bay không người lái UAV cho lực lượng Mỹ ở Trung Đông, thay vì viện trợ Ukraine như đã hứa.

Iran cảnh báo cắt giảm hợp tác nếu IAEA thông qua nghị quyết chống Tehran
Ngày 8/6, Giới chức Iran cảnh báo nước này sẽ giảm hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nếu tổ chức này thông qua nghị quyết chống lại Iran.

Tổng thống Mỹ: Thực hiện mọi hành động cần thiết để ‘giải phóng” Los Angeles
Tình hình căng thẳng tại Los Angeles chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 8/6, Tổng thống Doanld Trump thông báo ông đã chỉ đạo, huy động nhiều bộ ngành liên quan của Mỹ trong việc giải quyết tình trạng mà ông gọi là “bị xâm lược và chiếm đóng” tại Los Angeles.

Trung Quốc lắp đặt giàn dầu khí lớn nhất trên biển Bột Hải
Ngày 8/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi có trụ sở tại Thiên Tân, Trung Quốc, thông báo, giàn xử lý trung tâm cho giai đoạn I của mỏ dầu Kenli 10-2 đã hoàn tất lắp đặt nổi thành công, phá kỷ lục về cả kích thước và trọng lượng lắp đặt giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở khu vực biển Bột Hải.

Israel phá hủy nhiều nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây
Trong ngày 8/6, quân đội Israel vẫn duy trì tác chiến cường độ cao tại dải Gaza, quân đội Israel liên tục đẩy mạnh hoạt động trấn áp người Palestine ở khu Bờ Tây, bao gồm phá hủy nhà cửa và các công trình dân sự.

Afghanistan: Kabul có nguy cơ trở thành thành phố đầu tiên cạn kiệt nước
Ngày 8/6, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo, Thủ đô Kabul của Afghanistan có thể trở thành thành phố đầu tiên hoàn toàn cạn kiệt nước trong thời kỳ hiện đại.

Mỹ triển khai 2.000 vệ binh quốc gia ứng phó với làn sóng biểu tình ở Los Angeles
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình phản đối truy quét người nhập cư của chính phủ bùng phát tại Los Angeles, Tổng thống Trump quyết định triển khai 2.000 binh sĩ vệ binh quốc gia tới khu vực này.

Iran sẵn sàng cho phép thanh tra hạt nhân nhưng không chấp nhận sự ép buộc
Ngày 7/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian khẳng định, Iran “sẵn sàng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân” của nước này, đặc biệt là từ phía Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Iran không chấp nhận bất kỳ hình thức ép buộc, bắt nạt hay áp đặt từ bên ngoài.

Nhật Bản phát minh ra loại nhựa mới có thể phân hủy nhanh trong đại dương
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với việc phát minh ra loại nhựa có khả năng phân hủy nhanh trong đại dương. Đây là sản phẩm do Viện RIKEN và Đại học Tokyo hợp tác phát triển, mang lại hy vọng lớn trong cuộc chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu.

Các nhà khoa học Australia phát triển xét nghiệm máu mới giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Các nhà khoa học Australia đã công bố phương pháp xét nghiệm máu mang tính đột phá, có thể cứu sống hàng nghìn phụ nữ- nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.