ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Mỹ tính lập liên minh kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới gồm các đồng minh và đối tác để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.

24/09/2020 08:00

Sau khi tiến hành một loạt các cuộc tập trận nhằm phản ứng trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đang thực hiện bước đi chiến lược tiếp theo, trong đó có kế hoạch xây dựng một mạng lưới gồm các đồng minh và đối tác để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Tìm kiếm sự ủng hộ từ đồng minh và đối tác

Hiện nay, chính quyền Tổng thống Trump đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ tối đa về mặt ngoại giao từ các nước Đông Nam Á. Mỹ cũng đã đạt được thành công đáng kể khi quy tụ được nhiều quốc gia cùng chung chí hướng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Thời gian gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực cùng với 3 nước Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, được biết đến với tên gọi “Bộ tứ Kim cương” – một liên minh không chính thức nhằm đối phó với thách thức ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng tập trung gia tăng khả năng tác chiến chống tàu ngầm (ASW), trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân, mà một số báo cáo cho biết lực lượng này có thể đã xuất hiện tại các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Theo tờ Nikkei Asian Review, các cuộc tập trận của Mỹ hồi tháng 7 cho thấy, trong tình huống chiến tranh, Mỹ có kế hoạch sử dụng tàu sân bay hoặc các lực lượng khác để phá hủy các đảo nhân tạo nói trên, khiến tàu ngầm của Trung Quốc không còn chỗ trú ẩn và dễ bị tổn thương. Tiếp đến, Washington sẽ triển khai hai hoặc nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, vốn được huy động để tháp tùng tàu sân bay, ra cú đòn quyết định để phá hủy tàu ngầm của Trung Quốc.  

Không chỉ tăng cường khả năng ASW, Mỹ còn ấp ủ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng và nâng cao năng lực của Hải quân nước này với việc bổ sung thêm một loạt tàu chiến, tàu ngầm, máy bay không người lái để duy trì ưu thế vượt trội so với Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, Washington cũng khuyến khích các đồng minh châu Âu theo đuổi lập trường ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên biển.  

3 cường quốc châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức ngày 16/9 đã đệ trình công hàm chung lên Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách chủ quyền bất hợp pháp, cũng như những hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong văn bản này, 3 quốc gia trên cho rằng, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã đặt ra khung pháp lý được công nhận rộng rãi và thống nhất mà tất cả các hoạt động trên đại dương và trên biển cần phải tuân thủ.

Công hàm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi quyền tự do trên biển, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không theo quy định của UNCLOS. Công hàm cũng viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế năm 2016 nêu rõ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các quy định của UNCLOS.

Giới quan sát cho rằng, lo ngại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, châu Âu hiện giờ đang theo chân Mỹ tìm cách nâng cao vị thế trong khu vực thông qua việc bày tỏ tiếng nói mạnh mẽ hơn và tăng cường thực hiện hoạt động bảo vệ tự do hàng hải khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Sau khi công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Đức đã theo đuổi lập trường cứng rắn hơn đối với các cuộc đàm phám giữa Trung Quốc với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong thông báo đăng tải trên trang Twitter ngày 21/9, Đại sứ Đức tại Singapore Norbert Riedel nhấn mạnh: “Đức ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử thực chất và có sự ràng buộc về mặt pháp lý” giữa Trung Quốc và ASEAN.

Pháp và Anh – hai quốc gia có lãnh thổ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng mở rộng việc triển khai lực lượng hải quân trong những năm gần đây. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Pháp đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Eo biển Đài Loan, Anh cam kết triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hiện đại nhất của nước này đến Biển Đông vào năm 2021, còn Đức đang có kế hoạch triển khai hải quân tới khu vực. Về phần mình, Mỹ đang thúc đẩy năng lực của các đồng minh trong khu vực thông qua tăng cường hợp tác an ninh và hỗ trợ về mặt quốc phòng.

Tăng cường sức mạnh quân sự để cạnh tranh với Trung Quốc

Kể từ khi lên nắm quyền chính quyền Tổng thống Trump đã coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Với quyết tâm duy trì vị thế của nước Mỹ, chính quyền ông Trump đã theo đuổi chiến lược gia tăng cạnh tranh với Trung Quốc trên nhiều mặt trận, từ ngoại giao, thương mại, đến quân sự quốc phòng.

Tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai cùng lúc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đến tập trận tại Biển Đông. Sự kiện này diễn ra trùng thời điểm với cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm, trong đó có sự tham gia của các đồng minh chủ chốt của Mỹ, chẳng hạn như Nhật Bản. Các chuyên gia tin rằng, những cuộc tập trận mới nhất này của Washington nhằm mục đích thách thức hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Một cựu quan chức tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận xét: “Việc triển khai hai tàu sân bay có ý nghĩa khác biệt so với việc chỉ triển khai một tàu sân bay”. Với một tàu sân bay duy nhất, Mỹ sẽ dễ gặp bất lợi trong trường hợp xảy ra giao tranh bởi chỉ cần một cuộc tấn công của đối phương vào boong tàu cũng sẽ khiến các máy bay chiến đấu không có nơi hạ cánh. Tuy nhiên, với hai tàu sân bay, Washington sẽ dễ kiểm soát được tình hình. Điều này cũng cho thấy Mỹ đang mô phỏng các tình huống khắc nghiệt hơn giống như một cuộc chiến tranh thực thụ.

Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang chuẩn bị các phương án trong trường hợp xấu nhất, theo đó tìm cách vô hiệu hóa tàu ngầm hạt nhân và hệ thống phòng phủ của Trung Quốc bằng cách triển khai một lực lượng hùng hậu gồm tàu sân bay, tàu chiến và tàu ngầm tấn công.

Bên cạnh đó, Bộ này cũng chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh sức mạnh quân sự trong tương lai sau khi hoàn tất bản đánh giá toàn diện về năng lực hải quân Mỹ có tên gọi  “Hướng đến tương lai”. Bản đánh giá đã vạch ra kế hoạch “thay đổi cuộc chơi”, nhằm gia tăng số lượng tàu của Hải quân Mỹ từ 293 chiếc ở hiện tại lên đến 355. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, kế hoạch này nhằm tạo ra một hạm đội có thể trụ vững trong một cuộc xung đột quân sự cường độ cao, để thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ./.

Hồng Ạnh/VOV.VN (biên dịch)

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mỹ - Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không

Mỹ - Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không

18:07 , 17/05/2024

Ngày 16/5, không quân Hàn Quốc thông báo, máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của nước này và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận chiến đấu trên không trung. Theo Yonhap, động thái trên nhằm phô diễn sức mạnh trên không trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng.

Nga cảnh báo nguy cơ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ

Nga cảnh báo nguy cơ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ

18:05 , 17/05/2024

Ngày 16/5 thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố Moscow có thể hạ cấp quan hệ ngoại giao với Washington nếu một số kịch bản xảy ra.

EU điều tra Facebook và Instagram

EU điều tra Facebook và Instagram

18:02 , 17/05/2024

Ngày 16/5, Liên minh châu Âu (EU) đã mở một cuộc điều tra chính thức đối với các nền tảng mạng xã hội là Facebook và Instagram, với nghi vấn hai nền tảng thuộc sở hữu của Meta đang tạo ra "hành vi gây nghiện" ở trẻ em.

Thế giới A rập lên án Israel, kêu gọi chấm dứt xung đột tại Gaza

Thế giới A rập lên án Israel, kêu gọi chấm dứt xung đột tại Gaza

18:00 , 17/05/2024

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 33 diễn ra ngày 16/5 ở thủ đô Manama của Bahrain (giờ địa phương), với sự tham dự của Tổng thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab đã kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột tại Dải Gaza và hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

18:00 , 17/05/2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024. Đây là bản báo cáo cập nhật tới giữa năm của Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố hồi tháng 1/2024. Bản cập nhật này cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện so với dự báo trước đây; các nền kinh tế lớn đã tránh được suy thoái nghiêm trọng, dù vẫn đối mặt với một số thách thức.

Cuba yêu cầu được Mỹ loại khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố

Cuba yêu cầu được Mỹ loại khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố

18:00 , 17/05/2024

Ngày 16/5 (giờ địa phương), chính phủ Cuba nhắc lại yêu cầu đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố (SST) do Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương soạn thảo.

Nga: Lệnh cấm nhiên liệu hạt nhân của Mỹ sẽ làm suy yếu thị trường toàn cầu

Nga: Lệnh cấm nhiên liệu hạt nhân của Mỹ sẽ làm suy yếu thị trường toàn cầu

23:12 , 15/05/2024

Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom ngày 14/5 cho hay, lệnh cấm nhiên liệu hạt nhân của Mỹ là một động thái mang tính chính trị và sẽ làm suy yếu thị trường uranium làm giàu toàn cầu. Tuy nhiên, Rosatom tuyên bố sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.

Tổng thống Putin sẵn sàng tìm kiếm giải pháp đối thoại cho cuộc xung đột ở Ukraine

Tổng thống Putin sẵn sàng tìm kiếm giải pháp đối thoại cho cuộc xung đột ở Ukraine

23:11 , 15/05/2024

Ngày 14/5 trong một phát biểu mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine qua đối thoại nhưng tìm kiếm một giải pháp toàn diện và bền vững.

Dubai khởi động dự án phục hồi rừng ngập mặn ven biển lớn nhất thế giới

Dubai khởi động dự án phục hồi rừng ngập mặn ven biển lớn nhất thế giới

20:03 , 15/05/2024

Dubai sẽ khởi động dự án phục hồi rừng ngập mặn ven biển lớn nhất thế giới, trải dài hơn 70km bờ biển, mang tên "Dubai Mangroves." Dự án đầy tham vọng này hứa hẹn sẽ biến đổi diện mạo bờ biển Dubai, đồng thời mang lại nhiều lợi ích to lớn về môi trường, kinh tế và xã hội.

Mỹ tăng thuế với 18 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

Mỹ tăng thuế với 18 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc

20:02 , 15/05/2024

Nhà Trắng ngày 14/5 thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng mạnh thuế đối với nhiều loại mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như xe điện, chip máy tính và sản phẩm y tế, trong đó thuế xe điện tăng gấp 4 lần và lên mức hơn 100%. Nhà Trắng cho biết đợt tăng thuế này sẽ tác động đến 18 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng nó là cần thiết- để bảo vệ các ngành công nghiệp của Mỹ khỏi tình trạng cạnh tranh không bình đẳng. Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức đã phản đối mạnh mẽ quyết định này.